Dr.BlackWell https://blackwell.vn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chất lượng châu âu Tue, 31 Oct 2023 09:06:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.4 Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả https://blackwell.vn/cach-tri-tao-bon-cho-tre-1599/ https://blackwell.vn/cach-tri-tao-bon-cho-tre-1599/#respond Tue, 31 Oct 2023 09:02:03 +0000 https://blackwell.vn/?p=1599 Theo thống kê, có đến 95% tổng số trường hợp trẻ bị táo bón do các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì vậy, hầu hết các cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả đều tập trung vào việc điều chỉnh thói quen và cải thiện chế độ ăn uống của trẻ. Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu các cách trị táo bón cho trẻ nhé! 

1. Táo bón ở trẻ em là gì?

Trẻ bị táo bón là khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần) và kèm theo các biểu hiện như: đau hậu môn, gặp khó khăn khi đại tiện. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do chất thải bị khô, di chuyển chậm chạp trong đường tiêu hóa, vì vậy khó đi ra ngoài. Những trường hợp trẻ ít đi đại tiện hơn bình thường nhưng đi dễ, chất thải mềm thì không được coi là táo bón. 

Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, chất thải sẽ tích tụ nhiều trong đại tràng. Từ đó, các thành phần độc hại chứa trong chất thải sẽ bị hấp thu ngược vào trong ruột, gây hại cho cơ thể của trẻ. Chính vì thế, ba mẹ cần phát hiện tình trạng táo bón sớm để đưa ra cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả càng sớm càng tốt. 

Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, chất thải sẽ tích tụ nhiều trong đại tràng.

2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bọn

Để biết được cách trị táo bón cho trẻ, ba mẹ cần biết được những nguyên nhân gây ra bệnh táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong đó, có 2 nguyên chính sau đây:

Nguyên nhân chức năng

Thói quen nhịn đi đại tiện ở trẻ

Một số trẻ thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì những lý do như: không muốn đi vệ sinh ở nơi công cộng, xa lạ vì nó không tạo cảm giác thoải mái như ở nhà; không muốn gián đoạn cuộc chơi;… Tất cả những lý do này khiến phân tích tụ ở đại tràng. Từ đó, trẻ phải rặn nhiều khi đi đại tiện để thải ra lượng phân này ra ngoài. Lúc này, trẻ cảm thấy bị đau, khó chịu, vì vậy, trẻ có xu hướng cố gắng nhịn đi tiêu để không bị đau. 

Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

Sự thiếu hụt các chất từ trái cây và rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cùng với việc trẻ không uống đủ lượng nước hàng ngày, cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề táo bón. Ngoài ra, giai đoạn cai sữa và bắt đầu ăn dặm cũng là thời kỳ mà trẻ dễ phải trải qua tình trạng táo bón.

Trẻ cảm thấy bị đau, khó chịu, vì vậy, trẻ có xu hướng cố gắng nhịn đi tiêu để không bị đau.

Tác dụng của một số loại thuốc

Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng của ruột, làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị táo bón và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.

Yếu tố từ bên ngoài 

Các yếu tố từ bên ngoài như thay đổi thời tiết, du lịch, khí hậu nóng bức,… cũng làm thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động của hệ tiêu hóa. Đó là lý do vì sao có rất nhiều trẻ bị táo bón khi đi du lịch, đi chơi, đi học xa nhà hoặc khi mùa hè tới.

Nguyên nhân thực thể

Trẻ mắc các bệnh: cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường và các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là gây ra tình trạng táo bón nặng. 

3. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón

Trẻ bị táo bón, ba mẹ có thể nhận biết dễ dàng thông qua các dấu hiệu sau:

  • Trẻ có cảm giác biếng ăn, lâu dần khi các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt dẫn đến sự phát triển không đồng đều ở trẻ. 
  • Trẻ cảm thấy căng thẳng, khó chịu khi đi đại tiện
  • Trẻ cảm thấy đau bụng, đầy hơi, chướng bụng
  • Ba mẹ thấy phân của bé bị khô cứng và có thể có lẫn cả máu
Trẻ cảm thấy căng thẳng, khó chịu khi đi đại tiện

Trên đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón, ba mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ để phát hiện sớm tình trạng táo bón ở con trẻ, từ đó tìm ra cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả. 

4. Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả

Bù nước

Mất nước là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ bị táo bón. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước khoáng có gas. Cách này đã được một số nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả giảm táo bón nhiều hơn so với nước lọc. Lưu ý, mẹ chỉ nên sử dụng nước khoáng có gas, không sử dụng nước ngọt có gas vì loại nước này có thể khiến tình trạng táo bón của trẻ trở nên tồi tệ hơn.

Bổ sung chất xơ

Các chuyên giá khuyến cáo trẻ bị táo bón nên ăn nhiều trái cây và rau xanh nhằm bổ sung đủ lượng chất xơ, vitamin và các vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc tăng cường chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ di chuyển hơn, từ đó, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ. 

Mất nước là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ bị táo bón

Bổ sung lợi khuẩn

Táo bón ở trẻ có thể liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, khi trẻ bị táo bón, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua một số thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…

Cho trẻ vận động thường xuyên

Việc vận động thường xuyên sẽ giúp ruột của trẻ được chuyển động, từ đó, giảm nhẹ các triệu chứng táo bón ở trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ vận động từ 30-60 phút mỗi ngày.

Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn

Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên thiết lập cho trẻ giờ đi vệ sinh đều đặn bằng cách thông báo cho trẻ “đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi trẻ đã muốn đi vệ sinh chưa hay có mắc vệ sinh không. Thời điểm tốt nhất trong ngày để trẻ đi vệ sinh là sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào trẻ muốn đi. Thời gian đầu, mẹ nên tập cho trẻ ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đồng thời, mẹ có thể đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân để trẻ ngồi thoải mái hơn, dễ đẩy phân ra ngoài hơn. 

Mát xa bụng cho trẻ

Khi trẻ bị táo bón, việc mát xa bụng cho trẻ có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp tình trạng táo bón của trẻ được cải thiện nhanh chóng. Để mát xa bụng trị táo bón cho trẻ, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Mẹ chà xát hai bàn tay vào nhau để làm ấm tay trước khi mát xa cho trẻ, sau đó, nhỏ vài giọt dầu mát xa dành cho trẻ em vào lòng bàn tay.
  • Đặt trẻ trong tư thế nằm ngửa, dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ lên bụng trẻ tạo thành hình chữ U ngược, di chuyển nhẹ nhàng từ phía dưới bên trái, lên trên, kéo ngang qua phía trên rốn và cuối cùng xuống phía dưới.
  • Thực hiện thao tác này liên tục 10-15 lần, lặp lại 2-3 lần /ngày.
Khi trẻ bị táo bón, việc mát xa bụng cho trẻ có tác dụng kích thích nhu động ruột

Bên cạnh đó, mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa, nắm 2 chân của trẻ di chuyển theo động tác đạp xe đạp để trị táo bón cho trẻ. 

Táo bón là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ chính là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Vì vậy, cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả chính là điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

]]>
https://blackwell.vn/cach-tri-tao-bon-cho-tre-1599/feed/ 0
Rối loạn hành vi ở trẻ em và những điều ba mẹ nên biết https://blackwell.vn/roi-loan-hanh-vi-o-tre-em-1582/ https://blackwell.vn/roi-loan-hanh-vi-o-tre-em-1582/#respond Tue, 17 Oct 2023 07:28:56 +0000 https://blackwell.vn/?p=1582 Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ, thể chất và tâm lý. Vì thế, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về rối loạn hành vi ở trẻ em là gì, cách nhận biết các biểu hiện, để phát hiện và điều trị kịp thời cho con. 

Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Rối loạn hành vi ở trẻ em là một nhóm các vấn đề liên quan đến hành vi và cảm xúc, thường xuất hiện từ giai đoạn thiếu niên hoặc tuổi vị thành niên. Khi trẻ mắc phải những rối loạn này, trẻ thường không tuân theo các quy tắc hành vi thông thường trong xã hội.

Rối loạn hành vi ở trẻ em gồm 2 loại dựa trên độ tuổi khởi phát: rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em (trẻ dưới 10 tuổi) và rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi).

Khi trẻ mắc phải những rối loạn này, trẻ thường không tuân theo các quy tắc hành vi thông thường trong xã hội.

Các đối tượng dễ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em

Theo thống kê, trẻ nam trong độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em. Trong đó, các yếu tố khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh như: sinh non, nhẹ cân, tính khí thất thường, gia đình không hạnh phúc, khuyết tật trí tuệ

Nguyên nhân của bệnh rối loạn hành vi trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi ở trẻ em

  • Do các yếu tố như: di truyền, rối loạn chuyển hóa, …
  • Do các chấn thương như: chấn thương não, tổn thương hệ thần kinh trung ương
  • Do các yếu tố từ môi trường tác động như: trẻ bị bạo hành từ nhỏ, gia đình không hạnh phúc, hay trẻ gặp những biến cố lớn ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân khi sinh có nguy cơ bị rối loạn hành vi ở trẻ em cao hơn những đứa trẻ khác
Theo thống kê, trẻ nam trong độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em.

Các triệu chứng của rối loạn hành vi ở trẻ em

Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ rất khó kiểm soát hành vi của mình. Vì vậy, trẻ rất dễ có những hành vi tiêu cực, đi ngược lại quy chuẩn chung của xã hội. Dưới đây là những triệu chứng của rối loạn hành vi ở trẻ em để ba mẹ có thể phát hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời

  • Trẻ luôn có những hành động, cư xử một cách hung hăng với người và vật xung quanh, không nhận thức được đây là hành vi xấu
  • Trẻ không bao giờ tuân thủ bất cứ quy định và nội quy nào
  • Trẻ có xu hướng cô lập bản thân và tách mình ra khỏi xã hội
  • Trẻ thực hiện nhiều hành động vi phạm trật tự một cách khó chịu và quá đáng
  • Trẻ có hành vi chống đối xã hội, thậm chí chống đối một cách nguy hiểm và nguy hại cho cộng đồng như trộm cắp, nói dối, đánh nhau, …
  • Trẻ không giao tiếp hay trò chuyện với mọi người xung quanh
Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ rất khó kiểm soát hành vi của mình.

Phòng ngừa tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ em

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ có những phương pháp phòng ngừa rối loạn hành vi ở trẻ em một cách đúng đắn. Ngoài nguyên nhân sinh học tự nhiên do di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa, thì đa số trường hợp là do gặp chấn thương não và do môi trường ảnh hưởng. Do vậy, môi trường và gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa các rối loạn hành vi ở trẻ em. 

Bên cạnh đó cũng cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để dạy dỗ, uốn nắn tâm lý, hành vi của trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường.

]]>
https://blackwell.vn/roi-loan-hanh-vi-o-tre-em-1582/feed/ 0
Cảnh báo những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ nên biết https://blackwell.vn/dau-hieu-tre-bi-tu-ky-1569/ https://blackwell.vn/dau-hieu-tre-bi-tu-ky-1569/#respond Sat, 07 Oct 2023 06:49:53 +0000 https://blackwell.vn/?p=1569 Bệnh tự kỷ là một mối đe dọa đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sẽ giúp ba mẹ đưa ra được những phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời để giúp trẻ sớm hòa nhập được với cuộc sống xung quanh. 

Tự kỷ là bệnh như thế nào?

Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, và sự phát triển trí tuệ không đều đôi khi có khuyết tật về trí tuệ. Triệu chứng bắt đầu từ giai đoạn sớm của thời thơ ấu.

Trẻ tự kỷ thường có nhiều rối loạn bao gồm cả những khiếm khuyết về tương tác xã hội, về sự phát triển hành vi, ngôn ngữ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh. Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn kèm theo tăng động và trí tuệ kém. 

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh.

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tự kỷ ở trẻ

Di truyền

Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ. Vì thế, trong gia đình có người bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.

Môi trường phát triển

Nhiều trường hợp bé sinh ra bình thường, khỏe mạnh, tuy nhiên, trong quá trình lớn lên, bé thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ. Vì vậy, bé cảm thấy cô độc. Tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ

Do quá trình mang thai của mẹ

Khi mang thai, nếu mẹ mắc phải một số bệnh do virus gây nên như cúm, sởi hoặc bị nhiễm độc thai nghén, có thể ảnh hưởng đến thần kinh thai nhi và là nguyên nhân khiến bé bị tự kỷ khi sinh ra

Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên sử dụng chất kích thích, thuốc an thần,… cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. 

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ.
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ.

Các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ nên biết

Việc phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là vô cùng quan trọng. Vì khi đó, ba mẹ có thể đưa ra những biện pháp thích hợp, giúp trẻ tránh khỏi những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh tự kỷ, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn. 

Bất thường về ngôn ngữ

Bất thường về ngôn ngữ là dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra. Trẻ bị chậm nói, có thể nói được nhưng sau đó lại không nói, có những bé chỉ phát ra tiếng động và âm thanh vô nghĩa. 

Ngoài ra, một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nữa ba mẹ có thể phát hiện ra là, trẻ thường có giọng lơ lớ, nói ríu lời, nói to, không biết đặt câu hỏi, không biết đối đáp hay kể lại những gì đã chứng kiến. 

Bất thường về hành vi

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có hành vi kỳ lạ như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, lắc lư, đi từng bước,… Những hành vi này có thể liên tục hoặc gián đoạn. Trong trường hợp gián đoạn, thì thường sẽ bị gián đoạn bởi các tư thế bất động hoặc bởi những tư thế kỳ dị.

Một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nữa là, trẻ còn thường có hành động tự gây thương tích cho bản thân như: tự cấu, tự cắn, tự cào, đánh vào đầu, nhổ tóc,… 

Bất thường về cảm xúc

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn. Cảm xúc của trẻ bị tự kỷ có thể thay đổi một cách chóng mặt, đang vui cười bỗng nhiên gào khóc rất to.

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn.
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn.

Trẻ thường có những tài năng đặc biệt

Một số trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa như: ghi nhớ số điện thoại, đọc số từ sớm, bắt chước động tác nhanh, làm toán cộng nhẩm nhanh, nhớ vị trí đồ vật,… Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ này khiến ba mẹ lầm tưởng rằng các con là những đứa trẻ thông minh.

Trẻ thu mình, ngại giao tiếp với xã hội

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội. Trẻ thường thích chơi một mình trong không gian riêng, với những đồ chơi mà trẻ thường hay mang theo bên mình. 

Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ ít tiếp xúc với xã hội và mọi người xung quanh thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Hoặc, ba mẹ có thể để ý các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sau: trẻ đã 3 tháng tuổi nhưng trẻ không biết cười, hay khi đã được 8 tháng tuổi nhưng bé không tỏ thái độ sợ hãi trước người lạ hay trong môi trường lạ. 

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội.
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội.

Phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ từ sớm là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và hòa nhập của trẻ vào xã hội. Từ đó, ba mẹ có thể đưa ra những biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp, tạo ra môi trường hỗ trợ cho con trẻ, và giúp trẻ phát triển tốt nhất. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp cần thiết, nên có sự tư vấn của bác sĩ

]]>
https://blackwell.vn/dau-hieu-tre-bi-tu-ky-1569/feed/ 0
Trẻ bị sâu răng, ba mẹ phải làm sao? https://blackwell.vn/tre-bi-sau-rang-1560/ https://blackwell.vn/tre-bi-sau-rang-1560/#respond Fri, 06 Oct 2023 06:36:49 +0000 https://blackwell.vn/?p=1560 Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Vì vậy, nếu trẻ bị sâu răng không được ba mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị sâu răng thì ba mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Đối với trẻ dưới 3 tuổi

Với trẻ dưới 3 tuổi, răng chưa phát triển hoàn thiện. Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng, đối với trẻ dưới 3 tuổi:

Tiếp xúc với vi khuẩn

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ ba mẹ sang con bằng đường nước bọt. Việc ba mẹ hôn môi, dùng chung dụng cụ ăn uống (như thìa,…) với trẻ sẽ làm tăng nguy cơ lây vi khuẩn, khiến trẻ bị sâu răng.

Tiếp xúc với đường

Ba mẹ thường hay để trẻ ăn rất nhiều đồ ngọt như: sữa, nước trái cây, nước ngọt, kẹo,… Tuy nhiên, đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm trên để tránh trẻ bị sâu răng.

Đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn.
Đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Vì nghĩ rằng răng con mọc chưa đủ, nên nhiều ba mẹ bỏ qua việc vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, đây là một việc làm sai lầm. Ba mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. 

Để vệ sinh răng miệng cho bé, ba mẹ có thể dùng khăn vệ sinh sạch phần nướu, răng có trên miệng và khoang miệng của bé sau mỗi tối trước khi ngủ hoặc đánh răng cho bé bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ (dành cho trẻ trên 2 tuổi)

Đối với trẻ trên 3 tuổi

Đối với trẻ trên 3 tuổi, răng đã phát triển hoàn thiện hơn. Vì vậy, dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng: 

Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột

Các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột như: bánh, kẹo, đồ ăn nhanh,… thường sẽ làm hỏng men răng của trẻ. Vì vậy, việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.

Thiếu lượng khoáng men răng cần thiết (Fluoride) 

Fluoride là khoáng chất có công dụng ngăn ngừa sự phá hoại răng của vi khuẩn và củng cố men răng. Những trẻ không sử dụng kem đánh răng chứa fluoride thường dễ sâu răng hơn những đứa trẻ khác.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, trẻ cũng nên vệ sinh kỹ từng kẽ răng và đánh răng ít nhất 2 phút. 

Việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.
Việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng

Ba mẹ thường rất khó phát hiện trẻ bị sâu răng vì không phải lúc nào các dấu hiệu cũng xuất hiện rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị sâu răng: 

  • Đau nhức răng khi ăn 
  • Xuất hiện vết ố màu trắng hoặc nâu trên răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nhạy cảm với các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng (ê buốt)
  • Biếng ăn
  • Quấy khóc

Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Trẻ bị sâu răng có thể dẫn đến việc mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và mặt của bé. Trong các trường hợp khác, bệnh sâu răng có thể gây biếng ăn và không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hơn nữa, răng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học phát âm và giao tiếp. Nếu tình trạng trẻ bị sâu răng kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nói và học ngôn ngữ của bé sau này.

Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trẻ bị sâu răng, ba mẹ phải làm sao?

Loại bỏ các thói quen xấu

Để khắc phục tình trạng trẻ bị sâu răng, ba mẹ nên loại bỏ những thói quen xấu sau đây: 

  • Hạn chế cho trẻ bú bình vào ban đêm
  • Không để trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt
  • Không để trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh

Tăng cường các thói quen tốt

Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói  quen tốt dưới đây

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần một ngày
  • Theo khuyến cáo của các nha sĩ, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng các loại kem đánh răng có chứa khoáng chất fluoride
  • Ba mẹ nên cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần
Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt để bảo vệ răng
Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt để bảo vệ răng

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng sâu răng ở trẻ. Trẻ bị sâu răng nếu để lâu ngày sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sinh hoạt cũng như giao tiếp của trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ để có hàm răng khỏe mạnh và nụ cười xinh.

]]>
https://blackwell.vn/tre-bi-sau-rang-1560/feed/ 0
Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh  https://blackwell.vn/cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-1545/ https://blackwell.vn/cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-1545/#respond Thu, 28 Sep 2023 07:14:02 +0000 https://blackwell.vn/?p=1545 Nhiều ba mẹ nghĩ rằng, tắm nắng cho trẻ sơ sinh là chỉ cần đưa bé ra ngoài trời nắng là được. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Vì vậy, trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh, để giúp ba mẹ tắm nắng cho trẻ đúng cách và khoa học nhé.  

Nếu ba mẹ không biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.
Nếu ba mẹ không biết cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng thì sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé.

Tại sao cần tắm nắng cho trẻ sơ sinh

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển cho trẻ sơ sinh. 

Bổ sung Vitamin D cho trẻ

Khi trẻ được tắm nắng đúng cách, cơ thể của trẻ sẽ được nhận lượng Vitamin D cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, Vitamin D là một dưỡng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi, từ đó thúc đẩy quá trình phát triển của xương và răng. Nếu thiếu hụt Vitamin D, trẻ dễ mắc các bệnh còi xương, loãng xương. 

Vì vậy, để cung cấp đủ lượng vitamin D cần thiết, cơ thể của cần tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại (UV) từ ánh nắng mặt trời. Do đó, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng giúp cơ thể trẻ tự sản sinh được Vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng giúp cơ thể trẻ tự sản sinh được Vitamin D cần thiết cho cơ thể.
Cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng giúp cơ thể trẻ tự sản sinh được Vitamin D cần thiết cho cơ thể.

Phòng ngừa tình trạng vàng da

Hiện nay, trình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh khá phổ biến, đặc biệt là ở trẻ nhẹ cân, sinh non,.. Nhiều bác sĩ vẫn khuyên các ba mẹ rằng nên cho trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời để cải thiện tình trạng vàng da. 

Nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào lúc nào?

Thời điểm tắm nắng cho bé rất quan trọng, vì vậy ba mẹ cần tắm nắng cho bé đúng giờ để đảm bảo hiệu quả cho việc tắm nắng.

Vào buổi sáng

Khoảng 6 giờ – 9 giờ sáng là khoảng thời gian nắng dịu nhẹ, các tia hồng ngoại và tia cực tím còn yếu, vì vậy không gây tổn thương đến làn da của bé. Vì vậy, ba mẹ có thể tắm nắng cho bé vào thời gian này. Tuy nhiên, ba mẹ có thể tham khảo khung giờ theo mùa như sau: 

Mùa hè: Nắng gắt, vì vậy, ba mẹ nên tắm nắng cho con trước 7 giờ

Mùa thu: Thời tiết đã dịu hơn mùa hè, vì vậy ba mẹ có thể tắm nắng cho con khoảng thời gian từ 8 giờ đến 9 giờ

Mùa đông: Ba mẹ không nên tắm nắng cho bé khi trời quá lạnh

Vào buổi chiều

Ba mẹ nên tắm nắng cho bé sau 4 giờ chiều, khi ánh nắng yếu và dịu đi

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh bao lâu là đủ

Theo các bác sĩ, ba mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng 20 – 30 phút. Tuy nhiên, ban đầu lúc mới tắm nắng cho bé, ba mẹ chỉ nên cho bé tắm nắng trong khoảng 10 phút, rồi dần dần kéo dài thời gian. 

Theo các bác sĩ, ba mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng 20 - 30 phút.
Theo các bác sĩ, ba mẹ chỉ nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh khoảng 20 – 30 phút.

Hướng dẫn cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng

Chuẩn bị

Ban đầu, ba mẹ chỉ nên để lộ một phần da của bé, cho bé ở trong bóng râm trong khoảng 10 phút, và tiếp tục tăng lên 20 phút trong ngày thứ hai, 30 phút cho ngày thứ ba.

Tắm nắng cho trẻ

Ba mẹ nên cho bé mặc quần áo để hở từ bàn chân, che mặt và mắt cho bé. Tắm nắng 5 phút ở mặt thân trước và 5 phút ở thân sau ở ngày thứ 4. Những ngày tiếp theo, ba mẹ nên cho bé mặc áo hở từ đầu gối rồi kéo dần phần che lên đùi, bụng, ngực, và tăng thêm 5 phút mỗi ngày. 

Ba mẹ nên tắm cho bé theo thời gian và khung giờ được nhắc đến ở trên để đảm bảo cách tắm cho trẻ sơ sinh đúng ba mẹ nhé. 

Những sai lầm thường gặp trong cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh của ba mẹ

Tắm nắng càng lâu càng tốt

Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm của ba mẹ, bởi tắm nắng quá lâu có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến da của bé. Vì vậy, mỗi ngày, ba mẹ chỉ cần tắm nắng cho trẻ sơ sinh không quá 30 phút. 

Tắm nắng thì cần cởi hết quần áo của trẻ

Khi tắm nắng cho trẻ, ba mẹ cần tuân theo trình tự đúng trên các vùng da cụ thể, bao gồm bàn chân, cổ chân, lưng trước, lưng sau, sau đó đến chân, đùi, ngực và tay. Vì vậy, ba mẹ không nên cởi hết quần áo của trẻ sơ sinh. Bởi ánh nắng mặt trời có thể chiếu thẳng vào đầu và mắt, gây tổn thương cho những vùng da nhạy cảm của trẻ.

ba mẹ không nên cởi hết quần áo của trẻ sơ sinh. Bởi ánh nắng mặt trời có thể chiếu thẳng vào đầu và mắt, gây tổn thương cho những vùng da nhạy cảm của trẻ.
Ba mẹ không nên cởi hết quần áo, bởi ánh nắng mặt trời có thể gây tổn thương cho những vùng da nhạy cảm của trẻ.

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh qua cửa kính cũng tốt

Nhiều ba mẹ thường lo lắng rằng việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh có thể gây tổn hại cho làn da của bé. Vì vậy, ba mẹ thường đặt bé ở phía sau cửa kính, cho rằng bé có thể vẫn hấp thu vitamin D mà không gây hại cho da. Tuy nhiên, quan điểm này không chính xác. Cửa kính sẽ ngăn tia UVB trong ánh nắng không thể tiếp cận đến làn da của trẻ, dẫn đến việc trẻ không thể tổng hợp vitamin D. 

Thay vào đó, ba mẹ hãy chọn một nơi thoáng mát và thời điểm tắm nắng vào buổi sáng sớm nếu ba mẹ lo lắng về tác hại của ánh nắng đối với trẻ sơ sinh. 

Tắm nắng cho trẻ sơ sinh giúp cung cấp Vitamin D quan trọng cho sự phát triển của xương và răng của bé, đồng thời giúp ngăn ngừa tình trạng vàng da. Tuy nhiên, cách tắm nắng cho trẻ sơ sinh đúng là rất quan trọng. Vì vậy, ba mẹ nên tắm nắng cho bé đúng thời điểm và đúng cách để đảm bảo an toàn cho da nhạy cảm của trẻ nhé. 

]]>
https://blackwell.vn/cach-tam-nang-cho-tre-so-sinh-1545/feed/ 0
Tìm hiểu cận thị ở trẻ em https://blackwell.vn/tim-hieu-can-thi-o-tre-em-1532/ https://blackwell.vn/tim-hieu-can-thi-o-tre-em-1532/#respond Tue, 26 Sep 2023 02:11:08 +0000 https://blackwell.vn/?p=1532 Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt. Theo số liệu thống kê gần đây, nước ta hiện có 5 triệu trẻ em Việt Nam mắc phải các tật khúc xạ ở mắt. Toàn bộ cả nước có khoảng 15-40% người mắc phải tật khúc xạ. Đối tượng phổ biến nhất mắc phải cận thị là trẻ em từ 6-15 với tỷ lệ 20-40% ở khu vực thành thị và 10-15% ở khu vực nông thôn. Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về cận thị ở trẻ em nhé. 

Cận thị là gì?

Cận thị ở trẻ em là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, trẻ bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa. Do hình ảnh quan sát được hội tụ trước võng mạc, vì vậy khi trẻ cận thị nhìn vật ở xa thường phải nheo mắt.

Cận thị là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa.
Cận thị ở trẻ em là một trong các tật khúc xạ phổ biến nhất, người bị cận thường chỉ có thể nhìn rõ các vật ở gần nhưng khó khăn khi nhìn vật ở xa.

Cận thị ở trẻ em bao gồm các mức độ sau: 

  • Cận thị nhẹ: Độ cận dưới 3 Diop
  • Cận thị trung bình: Độ cận từ 3 – 6 Diop
  • Cận thị nặng: Độ cận từ 6 Diop trở lên

Dấu hiệu của bệnh cận thị

Cận thị ở trẻ em có thể được nhận biết nhờ những dấu hiệu sau: 

  • Không nhìn rõ các vật ở xa
  • Cần phải nheo mắt để nhìn rõ hơn
  • Căng mắt và nhức đầu, chảy nước mắt do mỏi mắt
  • Dụi mắt nhiều hơn bình thường

Với trẻ em ở lứa tuổi học đường, dấu hiệu nhận biết là gặp khó khăn khi nhìn chữ viết và hình trên bảng

Với trẻ em ở độ tuổi nhỏ hơn, có thể nhận biết bằng những dấu hiệu sau:

  • Liên tục nheo mắt
  • Không thể gọi tên các vật ở xa
  • Chớp mắt quá mức
  • Dụi mắt thường xuyên
  • Ngồi gần Tivi hơn trẻ bình thường

Nguyên nhân nào dẫn đến cận thị ở trẻ em?

Nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ cận thị ở trẻ em tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng là do môi trường sống. Ở thời công nghệ ngày càng hiện đại và phát triển, trẻ em được tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như: Tivi, điện thoại, laptop, máy tính,…. Các thiết bị này có nguồn ánh sáng xanh cực kỳ nguy hiểm, khiến tình trạng cận thị ở Việt Nam ngày càng gia tăng với con số đáng báo động.

Nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ cận thị ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng là do môi trường sống.
Nguyên nhân hàng đầu khiến tỷ lệ cận thị ở trẻ em tại Việt Nam gia tăng nhanh chóng là do môi trường sống.

Khi Covid hoành hành, trẻ em phải học trực tuyến, tiếp xúc với các thiết bị điện tử hàng ngày đã khiến cho tỷ lệ mắc tật cận thị ở trẻ em gia tăng chóng mặt. Đặc biệt, các chuyên gia cảnh báo rằng, thực tế, tại Việt Nam hiện nay, có rất nhiều ba mẹ để con bị lệ thuộc nhiều vào các thiết bị điện tử hàng ngày. 

Ngoài ra, di truyền cũng là một nguyên nhân gây ra cận thị ở trẻ em. 

Giải pháp nào cho tình trạng cận thị ở trẻ em tại Việt Nam?

Để phòng tránh cận thị gia tăng, Dr. Blackwell khuyên ba mẹ nên làm theo những lời khuyên sau: 

  • Cải thiện điều kiện học tập: Đảm bảo nơi học tập luôn đầy đủ ánh sáng và cần ngồi đúng tư thế
  • Thiết lập chế độ sinh hoạt khoa học: Phân chia thời gian ăn uống, học tập, nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ đủ giấc để đôi mắt được nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế để mắt làm việc quá sức
  • Chế độ ăn uống đủ chất: Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi. Các loại thực phẩm này rất giàu vitamin cùng các hoạt chất chống oxy hóa giúp nuôi dưỡng đôi mắt sáng khỏe, cải thiện tầm nhìn
  • Khám mắt định kỳ: Ba mẹ nên đưa con đi khám mắt định kỳ để bảo vệ sức khỏe đôi mắt cũng như phát hiện sớm các bệnh ở mắt để điều trị kịp thời.
Để bảo vệ đôi mắt của trẻ em, ba mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn để có những biện pháp tốt nhất phòng ngừa cận thị.
Để bảo vệ đôi mắt của trẻ em, ba mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn để có những biện pháp tốt nhất phòng ngừa cận thị.

Cận thị ở trẻ em đang trở thành một căn bệnh phổ biến Việt Nam. Để bảo vệ đôi mắt của trẻ em, ba mẹ cần quan tâm đến trẻ hơn để có những biện pháp tốt nhất phòng ngừa cận thị ở trẻ em. Ba mẹ có thể tìm hiểu sản phẩm Dr. Blackwell DHA Soft Capsules giúp trẻ bổ sung DHA, EPA cho cơ thể, giúp hỗ trợ phát triển trí não, giúp cải thiện thị lực cho mắt.

]]>
https://blackwell.vn/tim-hieu-can-thi-o-tre-em-1532/feed/ 0
Tất tần tật về suy dinh dưỡng ở trẻ em https://blackwell.vn/suy-dinh-duong-o-tre-em-1525/ https://blackwell.vn/suy-dinh-duong-o-tre-em-1525/#respond Fri, 22 Sep 2023 13:52:32 +0000 https://blackwell.vn/?p=1525 Theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016 về thực trạng suy dinh dưỡng trên thế giới, suy dinh dưỡng chiếm gần 1/2 số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Đáng báo động hơn, có ít nhất 57 quốc gia trên thế giới hiện đang mang gánh nặng về mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng nhẹ. Vì vậy, suy dinh dưỡng đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều phụ huynh. 

Thế nào là bệnh suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ.

Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:

SDD thể nhẹ cân:

Do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.

SDD thể thấp còi:

Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi. Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

SDD thể gầy còm:

Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang sụt cân.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ không chỉ làm chậm phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, khiến trẻ kém thông minh, chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vậy, nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì? 

Giai đoạn trong bụng mẹ:

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, khiến trẻ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, trẻ dễ mắc tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ sinh non không đủ tháng.

Giai đoạn cho con bú:

Khi con được sinh ra, mẹ bị mất sữa, hoặc vì một lý do nào đó, mẹ phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, hoặc cho con cai sữa quá sớm,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng và các kháng thể từ nguồn sữa mẹ dẫn đến trẻ gầy, yếu ớt, chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi. 

Giai đoạn ăn dặm:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho con ăn dặm phù hợp nhất là từ 6 tháng tuổi. Sai lầm của mẹ là cho con ăn quá sớm hoặc quá muộn. Nếu trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ khó hấp thu thức ăn, khó tiêu, gầy yếu. Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ tăng trưởng chậm do thiếu năng lượng, thiếu sắt vô tình gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Giai đoạn trẻ đã lớn hơn một chút:

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ không chú ý đến điều này, các món mà trẻ ăn hàng ngày thường sẽ là những món con thích, và ăn trong một thời gian dài. Điều này ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Ngoài ra, tại Việt Nam, trẻ bị suy dinh dưỡng cao chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên – những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống y tế hạn chế, trình độ giáo dục thấp dẫn đến kinh tế chậm phát triển.

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Theo thống kê các kết quả nghiên cứu toàn quốc cho thấy cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, và đặc biệt một số tỉnh miền núi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở mức rất cao trên khoảng 35%. Vậy, dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng là gì? 

  • Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít.
  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.
  • Cơ nhão, không săn chắc.
  • Chậm biết đi.
  • Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Tóc thưa, dễ rụng.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần quan sát chế độ ăn cũng như sự phát triển thể trạng của bé và nên đưa trẻ đến các cơ quan y tế khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời những biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ. 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ cần tập trung vào cải thiện dinh dưỡng trẻ em để đảm bảo tương lai khỏe mạnh cho thế hệ tương lai.

Ba mẹ có thể sử dụng sản phẩm Dr. BlackWell D3 K2Mk7 giúp bổ sung Vitamin D3, Vitamin K2 cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hấp thu Canxi, giúp xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ còi xương ở trẻ.

]]>
https://blackwell.vn/suy-dinh-duong-o-tre-em-1525/feed/ 0
Nguyên nhân gây ra còi xương ở trẻ https://blackwell.vn/nguyen-nhan-gay-ra-coi-xuong-o-tre-1517/ https://blackwell.vn/nguyen-nhan-gay-ra-coi-xuong-o-tre-1517/#respond Tue, 19 Sep 2023 19:00:56 +0000 https://blackwell.vn/?p=1517 Còi xương không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vì vậy, trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh còi xương để giúp ba mẹ có cái nhìn rõ hơn và những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con trẻ. 

Bệnh còi xương là gì?

Bệnh còi xương là một bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em, thường biểu hiện  bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do sự thiếu hụt vitamin D hoặc các rối loạn trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phospho. 

Bệnh còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Một số biến chứng thường gặp bao gồm: chậm phát triển về chiều cao (lùn, thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa), xương yếu, dễ té ngã, gãy xương, biến dạng xương, mất xương, thiếu máu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (thường xảy ra ở bé gái),… 

Bệnh còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh còi xương

Những đối tượng trẻ em ở vùng thiếu ánh nắng mặt trời hoặc những trẻ em được bao bọc quá mức, không được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, đều có nguy cơ bị thiếu vitamin D do sự giảm tổng hợp vitamin D trong da, và điều này dẫn đến tình trạng còi xương. Bên cạnh đó, trẻ sinh non hoặc là sinh đôi, sinh ba cũng có nguy cơ cao mắc còi xương do không nhận đủ dưỡng chất khi còn trong bụng mẹ.

Nguyên nhân của bệnh còi xương

Thiếu Vitamin D

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D thường biểu hiện từ ba tháng đến ba tuổi, khi tốc độ tăng trưởng và nhu cầu canxi cao cộng với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể bị hạn chế. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới còi xương thiếu vitamin D là:

  • Người mẹ thiếu Vitamin D khi mang thai: Khi người mẹ thiếu Vitamin D khi mang thai, em bé sẽ có thể có dấu hiệu còi xương sau khi sinh hoặc trong ba tháng đầu đời
  • Do con không được ăn và tiếp xúc với Vitamin D: Ở trẻ sơ sinh, lý do chính của việc cung cấp không đủ vitamin D là do bú sữa mẹ kéo dài mà không được bổ sung vitamin D. Ngoài ra, một lý do nữa là bố mẹ cho con tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. 

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D.

Thiếu Canxi

Còi xương cũng có thể xảy ra ở trẻ thiếu canxi. Mặc dù trẻ được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D, nhưng lượng canxi ăn vào lại rất thấp thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương. Bệnh còi xương do thiếu canxi đã được ghi nhận rõ ràng trong một thử nghiệm ngẫu nhiên. Ở Nigeria có 123 trẻ em bị còi xương. Theo như nghiên cứu cho thấy, lượng canxi cơ bản hấp thụ của 123 đứa trẻ này rất thấp, chỉ khoảng 200 mg mỗi ngày. 

Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2

Vitamin K2 giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả để hỗ trợ cho sự phát triển và bảo vệ xương và răng ở trẻ em. Cụ thể, trong quá trình hình thành xương, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone osteocalcin giúp xương chắc khỏe hơn nhưng loại hormone này chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể có đủ vitamin K2. Vì vậy, khi thiếu vitamin K2, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, chậm lớn, còi cọc…

Ngoài ra thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương ở trẻ. 

Dr. BlackWell D3 K2MK7 – Giảm nguy cơ còi xương ở trẻ

Dr. Blackwell D3 K2MK7 sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu, bổ sung Vitamin D3, Vitamin K2 cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hấp thu Canxi, giúp xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ còi xương ở trẻ.

Đối tượng sử dụng

  • Trẻ em và người lớn thiếu vitamin D3, vitamin K2
  • Trẻ em còi xương do kém hấp thu canxi
  • Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung vitamin D3, vitamin K2

Còi xương ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần chú trọng trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh còi xương, từ đó, cung cấp đủ dưỡng chất và phòng ngừa căn bệnh còi xương.

Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại: https://youtu.be/rTa1YKif-nI

]]>
https://blackwell.vn/nguyen-nhan-gay-ra-coi-xuong-o-tre-1517/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D https://blackwell.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-d-1511/ https://blackwell.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-d-1511/#respond Wed, 13 Sep 2023 20:35:53 +0000 https://blackwell.vn/?p=1511 Thiếu vitamin D – một vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng làm sao để nhận trẻ thiếu Vitamin D? Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về một số biểu hiện phổ biến của trẻ khi thiếu vitamin D nhé! 

Vai trò của Vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Vitamin D hấp thụ, phân phối canxi và phospho trong cơ thể, ngoài ra, Vitamin D còn tác động trực tiếp đến việc hình thành và duy trì các cấu trúc xương. Cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể sẽ giúp canxi và phospho được gắn chắc trong các mô xương và điều hòa cân bằng nội môi của canxi và phospho trong cơ thể.

Dấu hiệu thiếu Vitamin D ở trẻ

Dấu hiệu sớm

Ban đầu, những biểu hiện của việc thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh thường dễ dàng nhận ra. Trẻ thường xuyên quấy khóc và không ngủ được lâu. Ngoài ra, trẻ thiếu vitamin D thường đổ mồ hôi trộm, khi thời tiết không nóng bức. 

Dấu hiệu muộn

Những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D xuất hiện tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ thiếu Vitamin D. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Trẻ chậm bị mọc răng, chậm bò so với trẻ cùng lứa tuổi.
  • Trẻ bị thiếu vitamin D còn có thóp rộng, bờ thóp mềm và lâu liền thóp.
  • Sự thiếu hụt vitamin D còn gây ra tình trạng biến dạng hộp sọ, đầu bẹt, xương sọ mềm, khi ấn vào bị lõm và trở lại bình thường nếu nhấc tay ra.
  • Đầu xương cổ tay phình to tại thành “vòng cổ tay”.
  • Xương sườn và lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng cũng là những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
  • Nếu nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.

Phòng ngừa thiếu vitamin D ở trẻ như thế nào?

Để tránh tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ, việc phòng ngừa và cung cấp đủ vitamin D trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Tùy theo độ tuổi và nhu cầu cụ thể, hàm lượng vitamin D cần thiết có thể khác nhau. Dưới đây là một hướng dẫn về liều lượng vitamin D đề xuất cho trẻ: 

  • Trẻ dưới 12 tháng cần 10mcg mỗi ngày
  • Trẻ trên 1 tuổi cần 15mcg mỗi ngày.

Để bổ sung lượng vitamin D kể trên, ba mẹ cần:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin D trong suốt thời gian mẹ mang thai và cho con bú
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời thường xuyên trong một thời gian ngắn
  • Cho trẻ ăn những món ăn giàu vitamin D
  • Bổ sung vitamin D bằng thuốc. Tuy nhiên, chỉ nên làm điều này khi có chỉ định của bác sĩ

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. 

Ba mẹ có thể xem thêm tại: https://youtube.com/shorts/wPfsJAMjaVg

]]>
https://blackwell.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-d-1511/feed/ 0
Có nên dùng dầu ăn cho bé ăn dặm? https://blackwell.vn/co-nen-dung-dau-an-cho-be-an-dam-1503/ https://blackwell.vn/co-nen-dung-dau-an-cho-be-an-dam-1503/#respond Tue, 12 Sep 2023 13:35:28 +0000 https://blackwell.vn/?p=1503 Khi đến giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ thường hay phân vân không biết có nên dùng dầu ăn cho bé không. Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu nên hay không nên bổ sung dầu ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm

Dầu ăn – Một phần quan trọng trong chế độ ăn dặm của bé

Ở giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm, có nhiều quan điểm sai lầm có lẽ nhiều cha mẹ mắc phải, đó là: xem nhẹ việc bổ sung dầu ăn trong khẩu phần ăn dặm hàng ngày của bé. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. 

Với các bé, dầu ăn chính là nguồn cung cấp năng lượng chính. Vì trong thời kỳ ăn dặm, bé ăn ít thức ăn nhưng cần nhiều năng lượng, vì vậy việc bổ sung dầu ăn là cần thiết để đảm bảo bé đủ năng lượng cho mỗi ngày.

Dầu ăn là một phần quan trọng trong bữa ăn dặm của bé

Dầu ăn có tác dụng tốt như thế nào với bé trong thời kỳ ăn dặm?

Cung cấp năng lượng cho bé

Dầu ăn chứa đầy đủ các chất béo để cung cấp năng lượng cho hoạt động của trẻ. Ngoài ra, dầu ăn cũng cung cấp các vitamin quan trọng cho bé, như vitamin A, vitamin E,… Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng.

Giúp bé ăn ngon miệng

Thêm dầu ăn vào bữa ăn dặm sẽ tạo ra hương vị thơm ngon, làm cho các món ăn trở nên sánh và ngon hơn, đồng thời kích thích vị giác của bé. 

Thúc đẩy quá trình phát triển

Trong dầu ăn chứa nhiều chất béo và vitamin quan trọng giúp cho sự phát triển của não bộ. Vì vậy, bổ sung dầu ăn vào các bữa ăn dặm của bé giúp thúc đẩy quá trình phát triển của bé. 

Khi bé thiếu dầu ăn trong chế độ ăn dặm, có thể dẫn đến thiếu các chất cần thiết, gây ra nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương và suy dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Dầu ăn mang lại nhiều lợi ích trong thời kỳ ăn dặm của bé

Cách bổ sung dầu ăn vào thực đơn ăn dặm của bé

Ba mẹ có thể thêm dầu ăn trực tiếp vào bát cháo hoặc bát bột của trẻ. Có thể thực hiện không quá 4 ngày/tuần và không quá 2 bữa/ngày. Lượng dầu sử dụng mỗi ngày không quá 4 muỗng cà phê có dung tích 2.5ml.

Dầu ăn cung cấp chất béo và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Sử dụng dầu ăn giúp bé ăn ngon hơn, hỗ trợ sự phát triển của não bộ, và tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, ba mẹ cần tuân thủ hướng dẫn về lượng dầu sử dụng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng nhé! 

Ba mẹ có thể xem thêm tại: https://youtube.com/shorts/vontdlaFN8M 

]]>
https://blackwell.vn/co-nen-dung-dau-an-cho-be-an-dam-1503/feed/ 0