Dr.BlackWell https://blackwell.vn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chất lượng châu âu Fri, 06 Oct 2023 06:44:13 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.4 Trẻ bị sâu răng, ba mẹ phải làm sao? https://blackwell.vn/tre-bi-sau-rang-1560/ https://blackwell.vn/tre-bi-sau-rang-1560/#respond Fri, 06 Oct 2023 06:36:49 +0000 https://blackwell.vn/?p=1560 Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Vì vậy, nếu trẻ bị sâu răng không được ba mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị sâu răng thì ba mẹ phải làm sao?

Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ

Đối với trẻ dưới 3 tuổi

Với trẻ dưới 3 tuổi, răng chưa phát triển hoàn thiện. Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng, đối với trẻ dưới 3 tuổi:

Tiếp xúc với vi khuẩn

Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ ba mẹ sang con bằng đường nước bọt. Việc ba mẹ hôn môi, dùng chung dụng cụ ăn uống (như thìa,…) với trẻ sẽ làm tăng nguy cơ lây vi khuẩn, khiến trẻ bị sâu răng.

Tiếp xúc với đường

Ba mẹ thường hay để trẻ ăn rất nhiều đồ ngọt như: sữa, nước trái cây, nước ngọt, kẹo,… Tuy nhiên, đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm trên để tránh trẻ bị sâu răng.

Đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn.
Đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Vì nghĩ rằng răng con mọc chưa đủ, nên nhiều ba mẹ bỏ qua việc vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, đây là một việc làm sai lầm. Ba mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé. 

Để vệ sinh răng miệng cho bé, ba mẹ có thể dùng khăn vệ sinh sạch phần nướu, răng có trên miệng và khoang miệng của bé sau mỗi tối trước khi ngủ hoặc đánh răng cho bé bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ (dành cho trẻ trên 2 tuổi)

Đối với trẻ trên 3 tuổi

Đối với trẻ trên 3 tuổi, răng đã phát triển hoàn thiện hơn. Vì vậy, dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng: 

Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột

Các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột như: bánh, kẹo, đồ ăn nhanh,… thường sẽ làm hỏng men răng của trẻ. Vì vậy, việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.

Thiếu lượng khoáng men răng cần thiết (Fluoride) 

Fluoride là khoáng chất có công dụng ngăn ngừa sự phá hoại răng của vi khuẩn và củng cố men răng. Những trẻ không sử dụng kem đánh răng chứa fluoride thường dễ sâu răng hơn những đứa trẻ khác.

Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, trẻ cũng nên vệ sinh kỹ từng kẽ răng và đánh răng ít nhất 2 phút. 

Việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.
Việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.

Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng

Ba mẹ thường rất khó phát hiện trẻ bị sâu răng vì không phải lúc nào các dấu hiệu cũng xuất hiện rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị sâu răng: 

  • Đau nhức răng khi ăn 
  • Xuất hiện vết ố màu trắng hoặc nâu trên răng
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Nhạy cảm với các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng (ê buốt)
  • Biếng ăn
  • Quấy khóc

Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Trẻ bị sâu răng có thể dẫn đến việc mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và mặt của bé. Trong các trường hợp khác, bệnh sâu răng có thể gây biếng ăn và không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Hơn nữa, răng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học phát âm và giao tiếp. Nếu tình trạng trẻ bị sâu răng kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nói và học ngôn ngữ của bé sau này.

Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.
Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Trẻ bị sâu răng, ba mẹ phải làm sao?

Loại bỏ các thói quen xấu

Để khắc phục tình trạng trẻ bị sâu răng, ba mẹ nên loại bỏ những thói quen xấu sau đây: 

  • Hạn chế cho trẻ bú bình vào ban đêm
  • Không để trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt
  • Không để trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh

Tăng cường các thói quen tốt

Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói  quen tốt dưới đây

  • Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần một ngày
  • Theo khuyến cáo của các nha sĩ, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng các loại kem đánh răng có chứa khoáng chất fluoride
  • Ba mẹ nên cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần
Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt để bảo vệ răng
Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt để bảo vệ răng

Trên đây là những chia sẻ về tình trạng sâu răng ở trẻ. Trẻ bị sâu răng nếu để lâu ngày sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sinh hoạt cũng như giao tiếp của trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ để có hàm răng khỏe mạnh và nụ cười xinh.

]]>
https://blackwell.vn/tre-bi-sau-rang-1560/feed/ 0
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai/gái theo tháng tuổi https://blackwell.vn/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-tre-732/ https://blackwell.vn/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-tre-732/#respond Thu, 22 Apr 2021 03:32:34 +0000 https://blackwell.vn/?p=732 Khi thấy bé nhà mình có chiều cao / cân nặng ít hơn so với các bạn đồng trang lứa, nhiều bậc phụ huynh đã hết sức lo lắng, liệu bé có bị suy dinh dưỡng hay không. Tuy nhiên, ở mỗi lứa tuổi, các bé sẽ có những tiêu chuẩn riêng mà bố mẹ nên biết. Nhằm giúp các bậc phụ huynh theo dõi được sự phát triển của con, Tổ chức y tế Thế giới đã đưa ra bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ gái/ trai để mẹ có thể tham khảo.

Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ

Trước khi biết được bảng đo chiều cao, cân nặng chuẩn của trẻ thì cha mẹ cần nắm được quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của bé diễn ra như thế nào.

Chiều cao và cân nặng của cả bé trai/bé gái đều tăng lên một cách nhanh chóng trong những năm đầu đời. Khi trẻ lên 1, chiều cao có thể tăng 25cm và cao nhất con có thể đạt tới 75cm. Cân nặng của bé cũng tăng theo, gấp rưỡi so với cân nặng khi bé sinh ra. Sang đến năm thứ 2, có thể tăng thêm khoảng 10cm mỗi năm và cho đến năm 10 tuổi trở đi, trẻ chỉ tăng thêm trung bình 5cm.

Tuổi dậy thì là khoảng thời gian trẻ phát triển vượt bậc cả về chiều cao và cân nặng. Do độ tuổi dậy thì ở bé trai và bé gái khác nhau, nên chiều cao tăng lên cũng khác nhau, ở bé gái từ 9 – 11 tuổi sẽ tăng thêm 6cm, còn bé trai sẽ tăng 7cm / năm khi bước vào tuổi 12 – 14.

Thế nhưng, trẻ càng lớn thì chiều cao của bé sẽ tăng chậm lại, một số trẻ mỗi năm chỉ tăng thêm 1 – 2cm, thậm chí có khi chiều cao không thay đổi. Chiều cao không phát triển nữa khi ở tuổi 23 đến 25.

Chính vì vậy, trong khoảng thời gian đầu đời, việc cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng đầy đủ cho bé rất quan trọng, là tiền đề để bé phát triển tốt nhất ở tuổi dậy thì.

Tại sao cần theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ?

Chiều cao và cân nặng của con là 2 chỉ số được mẹ quan tâm và theo dõi chặt chẽ ngay từ khi sinh ra. Trẻ biếng ăn, còi xương, chậm lớn luôn là điều mẹ lo lắng. Bên cạnh đó, những lời nhận xét, so sánh của mọi người xung quanh khi con không bụ bẫm, nặng cân như các bé cùng trang lứa cũng là điều khiến mẹ buồn phiền. Do đó, việc theo dõi cân nặng và chiều cao của con sẽ giúp mẹ:

Theo dõi tình trạng cơ thể của trẻ

Suy dinh dưỡng là tình trạng trẻ thiếu cân. Ngược lại, khi trẻ có số cân nặng vượt quá phạm vi cho phép là dấu hiệu của trẻ béo phì. Sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng dù trẻ thừa cân hay thiếu cân.

Theo dõi tình trạng dinh dưỡng của bé

Mẹ có thể dự đoán được chế độ ăn uống hàng ngày của bé đã phù hợp chưa dựa vào chiều cao, cân nặng của trẻ. Khi thiếu photpho và canxi, chiều cao của bé sẽ thấp hơn các bạn. Cần bổ sung năng lượng khi trẻ còi xương hay suy dinh dưỡng.

Bé có đang bị bệnh trong người

Bé đang bị bệnh, cơ thể khó chịu cũng khiến cho bé lười ăn nên việc thiếu hụt các chất dinh dưỡng khiến chiều cao và cân nặng của trẻ không đạt tiêu chuẩn.

Phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường của bé

Ngoài việc phát hiện vấn đề, mẹ cũng có thể đưa ra cách để cải thiện chiều cao và cân nặng của con ở mức tốt nhất.

Bảng chiều cao, cân nặng của trẻ

“Con tôi có chiều cao, cân nặng như thế này thì có đạt tiêu chuẩn không bác sĩ?” là câu hỏi mà chúng tôi nhận được rất nhiều trong các buổi tư vấn về dinh dưỡng cho bé. Do đó, bảng đo chiều cao, cân nặng của trẻ là một trong những tiêu chuẩn tốt nhất có thể giúp mẹ biết về tình trạng thể chất và sức khỏe của bé.

Dựa vào những nghiên cứu công bố về chiều cao và cân nặng trung bình của trẻ theo mỗi độ tuổi khác nhau, WHO – Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé trai và bé gái. Tuy nhiên, mỗi quốc gia khác nhau, chỉ tiêu sẽ có sự thay đổi để phù hợp với trẻ trong nước. Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng của bé gái và trai dựa vào bảng số đo của WHO 2007, hiện nay được sử dụng phổ biến để đánh giá và theo dõi sức khỏe cho bé tại nước ta.

Trong đó:

  • TB (Trung bình): Nếu chiều cao trẻ nằm trong cột này, theo tiêu chuẩn của WHO trẻ đang phát triển bình thường
  • Kết quả nhỏ hơn -2SD: Bé bị thiếu cân, suy dinh dưỡng
  • Kết quả lớn hơn -2SD: Bé quá cao (theo chiều cao) hay béo phì (theo cân nặng).

Để đánh giá sự phát triển của trẻ, ngoài việc so sánh với bảng chiều cao, cân nặng chuẩn trên thì cha mẹ có thể dựa vào nhiều tiêu chí khác nhau. Thế nhưng, bố mẹ cần chú ý khi theo dõi cân nặng của bé ở mỗi độ tuổi nhất định.

Khi trẻ trong độ tuổi 0 – 5 tuổi

Trong độ tuổi này, bé bắt đầu làm quen với mọi thứ xung quanh đồng thời là giai đoạn phát triển nhanh nhất. Bố mẹ cần chú ý đến 3 chỉ số:

  • Chỉ số chiều cao tính theo độ tuổi: Nếu so với mức trung bình chiều cao của bé < –2SD thì trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
  • Chỉ số cân nặng tính theo độ tuổi: So với mức trung bình, trẻ chỉ đạt 80% nếu cân nặng của bé < –2SD. Kết quả này cho thấy trẻ đang bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân.
  • Chỉ số cân nặng tính theo chiều cao: So với mức trung bình, cân nặng của trẻ < –2SD thì khả năng cao trẻ đang bị suy dinh dưỡng, lúc này chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé cần được mẹ chú ý và thay đổi.

Khi trẻ trong độ tuổi 5 – 15 tuổi

Đây được gọi là “thời điểm vàng” để bé phát triển, trong đó có chiều cao. Bên cạnh việc dựa vào bảng chuẩn trên, các mẹ có thể áp dụng chỉ số BMI. Vậy chỉ số này là gì, có ý nghĩa như thế nào?

Chỉ số BMI hay nhiều người còn gọi là chỉ số khối lượng của cơ thể, chỉ số đo chiều cao cân nặng chuẩn của mỗi người. Thông qua chỉ số này, mẹ có thể theo dõi cân nặng và chiều cao của bé có phù hợp hay không, nếu chưa thì tìm ra phương pháp giúp thay đổi cho phù hợp.

Công thức tính BMI rất đơn giản, mẹ có thể áp dụng ngay để theo dõi cho bé, dựa vào 2 chỉ số là cân nặng và chiều cao

Vậy BMI ở trong khoảng nào là hợp lý? Dưới đây là bảng phân loại mức độ gầy – béo của trẻ dựa vào chỉ số BMI

Thông qua chỉ số này, cha mẹ có thể biết được tình trạng của con, bé có đang bị béo phì hay suy dinh dưỡng hay không. Từ đó, mẹ sẽ tìm ra phương pháp tốt nhất để giúp con phát triển chiều cao và cân nặng.

Khi trẻ 15 đến 18 tuổi

Ở độ tuổi này, cơ thể trẻ dần hoàn thiện để thành người lớn, chỉ số BMI cũng được dùng để xác định thể trạng của bé.

  • BMI < –2SD: Bé cần bổ sung dưỡng chất do có nguy cơ bị suy dinh dưỡng.
  • Nếu chỉ số chiều cao tính theo tuổi < – 2SD (nghĩa là trẻ chỉ đạt ≈ 90% so với tiêu chuẩn bình thường): Kết quả này cho thấy bé đang bị suy dinh dưỡng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của trẻ

Để trẻ có thể đạt được chiều cao, cân nặng lý tưởng như trên thì cha mẹ cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng đến bé. Dưới đây là một số yếu tố mà mẹ cần quan tâm

Gen di truyền

Khi sinh ra, trẻ sẽ nhận được một số đặc điểm di truyền từ cả bố và mẹ như cân nặng, chiều cao hay nhóm máu,…Như vậy, sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền. Thế nhưng, đây không phải là yếu tố chính tác động đến quá trình phát triển của trẻ, nó chỉ chiếm khoảng 23%.

Chế độ dinh dưỡng

Đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển của bé đặc biệt là về thể chất, chiều cao và trí não ở trẻ. Quá trình phát triển cân nặng và chiều cao sẽ bị chậm lại nếu chế độ ăn của bé không hợp lý, thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Chính vì vậy, các bé sẽ khó đạt chiều cao và cân nặng chuẩn như bảng chiều cao cân nặng của WHO đã đưa ra.

Ở mỗi độ tuổi, nhu cầu về dinh dưỡng của trẻ cũng khác nhau. Đối với trẻ sơ sinh, việc bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 12 tháng đầu kết hợp cùng ăn dặm ở tháng thứ 5 trở đi sẽ giúp bé phát triển tốt nhất. Ở trẻ đã biết ăn, trong mỗi bữa ăn, mẹ nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng chính như đường, đạm, khoáng chất và vitamin trong đa dạng các loại thực phẩm. Việc làm này vừa giúp bé mất cảm giác chán ăn, vừa cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Mẹ cũng nên chú ý bổ sung cho bé một số loại thực phẩm có tác động tốt đến trẻ như

  • Thức ăn chứa nhiều kẽm: sò, hàu, sữa, gan lợn, lòng đỏ trứng gà, đậu nành,…
  • Thức ăn chứa nhiều sắt: đậu đỗ, gan, rau dền, thịt, cá,…

Nếu muốn bé yêu phát triển khỏe mạnh thì việc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng là điều cần thiết.

Chế độ sinh hoạt, vận động

Hiện nay, với sự phát triển của thiết bị điện tử, trẻ thường có xu hướng tập trung vào chúng hơn thay cho những hoạt động thể dục thể thao. Rất nhiều cha mẹ dỗ bé bằng cách cho bé ngồi nghịch điện thoại. Nếu kéo dài tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thần kinh và hệ cơ xương khớp ở trẻ.

Chính vì lý do này, nhiều bậc phụ huynh nên khuyến khích con chơi những trò chơi vận động như đá bóng, bơi lội, chơi cầu lông,…Có cha mẹ chơi cùng cũng là một cách tạo cho trẻ sự hứng thú, trẻ phát triển toàn diện. Ngoài ra, việc tập luyện sẽ giúp hạn chế được nguy cơ thừa cân ở trẻ, trẻ có cân nặng và chiều cao lý tưởng, từ đó, tránh được nhiều bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường hay tim mạch.

Bên cạnh đó, giấc ngủ của con mẹ cũng cần đặc biệt chú ý. Không nên để bé thức quá muộn, chất lượng giấc ngủ sẽ bị ảnh hưởng. Giấc ngủ ngon, sâu rất quan trọng giúp trẻ phát triển toàn diện.

Sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú

Bên cạnh những yếu tố đến từ chính bé thì sức khỏe của mẹ trong suốt thời gian mang bầu và cho con bú cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Trí tuệ, thể chất của con bị tác động không tốt nếu mẹ thường xuyên căng thẳng, stress hay lo lắng. Chính vì vậy, trong khoảng thời gian này, việc chăm sóc và theo dõi sức khỏe của mẹ là một trong những việc vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong các bữa ăn, nên bổ sung cho mẹ một số loại thực phẩm có chứa canxi, DHA, sắt hay acid folic,…để con có thể phát triển khỏe mạnh và toàn diện.

Bệnh lý mạn tính mà trẻ mắc phải

Có những bạn nhỏ khi mới sinh ra không may đã mắc một bệnh lý mạn tính hay khuyết tật nào đó. Điều này đã tác động xấu đến sự phát triển của bé ngay từ khi sinh ra. Thiếu máu hồng cầu hình liềm – một bệnh mạn tính khiến bé có chiều cao và cân nặng thấp hơn những bạn khác. Đó là một trong những nghiên cứu gần đây nhất được đăng trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, chiều cao của trẻ cũng bị hạn chế nếu trong giai đoạn phát triển, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, việc thường xuyên đo chiều cao, cân nặng của trẻ sẽ giúp bố mẹ phát hiện kịp thời một số bệnh ở trẻ nếu có nhằm có các biện pháp điều trị kịp thời.

Sự quan tâm từ gia đình

Một yếu tố mà nhiều mẹ có thể không để ý tới đó chính là sự quan tâm từ chính gia đình mình. Cha mẹ, ông bà, người thân,…thường xuyên tiếp xúc với bé cũng ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao, cân nặng của trẻ. Thể chất và tinh thần bé sẽ phát triển tốt nếu trẻ luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình.

Trên đây là bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai / bé gái do Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) đưa ra và là căn cứ giúp mẹ có thể dựa vào đó để xác định chiều cao, cân nặng thực tế của con yêu. Tuy nhiên, chiều cao và cân nặng không phải là 2 chỉ số duy nhất đánh giá sự phát triển của trẻ, mẹ cần chú ý thêm về sức khỏe trí não và tinh thần để bé phát triển toàn diện nhất.

]]>
https://blackwell.vn/bang-chieu-cao-can-nang-chuan-cua-tre-732/feed/ 0
Các bệnh răng miệng thường gặp ở trẻ em https://blackwell.vn/cac-benh-rang-mieng-thuong-gap-o-tre-em-334/ https://blackwell.vn/cac-benh-rang-mieng-thuong-gap-o-tre-em-334/#respond Tue, 30 Mar 2021 03:03:16 +0000 https://blackwell.vn/?p=334 Hiện nay, các bệnh về răng miệng ở trẻ em có chiều hướng gia tăng. Việt Nam hiện được xếp vào nhóm quốc gia có tỷ lệ bệnh này cao nhất thế giới. Vì vậy, việc cha mẹ tự trang bị những kiến thức cơ bản về chăm sóc răng miệng cho trẻ là rất quan trọng.

Các loại bệnh răng miệng phổ biến ở trẻ:

Viêm nướu

Trẻ bị viêm nướu sẽ có những triệu chứng như nướu sưng đỏ, đau, chảy máu, hôi miệng… Có 3 thể viêm thường gặp:

  • Viêm nướu do mọc răng.
  • Viêm nướu hoại tử lở loét cấp tính: Là một nhiễm trùng cấp tính, thường do stress hay giảm sức đề kháng. Bệnh nhân đau liên tục và dữ dội, hôi miệng, có các sang thương trên lợi. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm và hoại tử sẽ lan rộng đến mào xương ổ, dẫn đến bệnh nha chu, hoại tử, làm xương tiêu nhanh và tụt lợi.
  • Viêm lợi do vệ sinh răng miệng kém.

Chấn thương răng

Thường gặp ở các bé trai. Nguyên nhân gây chấn thương răng thường là ngã đập mặt xuống đất; đánh lộn, tai nạn giao thông… Tùy mức độ chấn thương, các bác sĩ sẽ có cách xử lý riêng. Đối với trường hợp răng đã rơi ra, nếu có những bước xử lý khẩn cấp, thích hợp thì có thể cắm lại răng. Thời gian răng ở ngoài càng lâu, tiên lượng càng xấu.

Do vậy, khi răng bị rớt ra khỏi ổ, cần nhặt lên ngay (cầm lấy phần thân, tránh chạm vào phần chân răng) rồi dùng nước sạch rửa nhẹ. Tốt nhất là đặt răng trở lại vị trí cũ trong xương ổ răng. Nếu không làm được, phải ngâm răng trong sữa tươi tiệt trùng hoặc cho trẻ ngậm trong miệng và đưa đến bệnh viện ngay.

Trong trường hợp răng bị chấn thương là răng sữa (gặp ở trẻ 2-5 tuổi), tai nạn có thể sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn đang phát triển, gây thiểu sản men (thiếu chất men) hoặc làm biến đổi chiều hướng mọc của răng vĩnh viễn.

Biến chứng răng khôn

Biến chứng về răng khôn nếu được phát hiện sớm lúc chân răng mọc chưa hoàn chỉnh (trẻ 14-16 tuổi) thì các bác sĩ có thể nhổ răng nhanh, trẻ ít phải chịu đau, tiên lượng tốt. Ngược lại, bệnh nhân sẽ bị viêm xương hàm, viêm mô tế bào nhiều lần, gây biến dạng gương mặt…

Để phòng tránh các bệnh về răng, cha mẹ cần hướng dẫn trẻ cách chải răng đúng phương pháp, đưa trẻ đi lấy cao răng nếu có và khám răng định kỳ 6 tháng/lần.

Lúc phát hiện trẻ bị sâu răng sữa, cần đưa đi khám và điều trị để không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn. Nhiều mà mẹ cho rằng việc răng sữa bị sâu không có gì đáng lo cả vì sẽ có răng vĩnh viễn mọc thay thế. Họ không nhắc nhở con vệ sinh răng miệng cho đến khi trẻ đã bị sâu gần hết hai hàm răng sữa. Những chiếc răng bị sâu đến tủy hoặc phải nhổ đều ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này.

Với những trường hợp trẻ có răng sâu đến tủy, các bác sĩ thường đề nghị chữa tủy để giữ lại răng với mục đích dành chỗ cho răng vĩnh viễn mọc; nhưng không ít phụ huynh lại đòi nhổ. Họ không biết rằng từ 6-7 tuổi, trẻ mới bắt đầu thay răng và trong lúc đợi răng vĩnh viễn mọc, phải tạo khoảng trống để giữ chỗ. Nếu nhổ răng sữa sớm, khoảng trống cho răng vĩnh viễn sẽ không còn, dẫn tới tình trạng răng vĩnh viễn bị xô lệch sau này. Hơn nữa, việc nhổ răng sữa sớm còn làm nướu dày hơn, cản trở quá trình mọc răng vĩnh viễn.

Chiếc răng cối đầu tiên (răng số 6) là răng vĩnh viễn, mọc khi trẻ được 6 tuổi. Do răng này mọc sớm nên nhiều bà mẹ tưởng đây là răng sữa và chủ quan trong việc vệ sinh răng, không đưa trẻ đi điều trị sớm khi răng chớm sâu. Điều này gây hậu quả nghiêm trọng vì răng số 6 là răng chủ lực trong việc ăn nhai, lại có tác dụng hướng dẫn cho các răng cối khác mọc đúng vị trí.

 

]]>
https://blackwell.vn/cac-benh-rang-mieng-thuong-gap-o-tre-em-334/feed/ 0