Dr.BlackWell https://blackwell.vn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chất lượng châu âu Fri, 27 Oct 2023 01:41:04 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.4 Rối loạn hành vi ở trẻ em và những điều ba mẹ nên biết https://blackwell.vn/roi-loan-hanh-vi-o-tre-em-1582/ https://blackwell.vn/roi-loan-hanh-vi-o-tre-em-1582/#respond Tue, 17 Oct 2023 07:28:56 +0000 https://blackwell.vn/?p=1582 Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển trí tuệ, thể chất và tâm lý. Vì thế, căn bệnh này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu rõ về rối loạn hành vi ở trẻ em là gì, cách nhận biết các biểu hiện, để phát hiện và điều trị kịp thời cho con. 

Rối loạn hành vi ở trẻ em là gì?

Rối loạn hành vi ở trẻ em là một nhóm các vấn đề liên quan đến hành vi và cảm xúc, thường xuất hiện từ giai đoạn thiếu niên hoặc tuổi vị thành niên. Khi trẻ mắc phải những rối loạn này, trẻ thường không tuân theo các quy tắc hành vi thông thường trong xã hội.

Rối loạn hành vi ở trẻ em gồm 2 loại dựa trên độ tuổi khởi phát: rối loạn hành vi thể khởi phát trẻ em (trẻ dưới 10 tuổi) và rối loạn hành vi thể khởi phát tuổi thanh thiếu niên (sau 10 tuổi).

Khi trẻ mắc phải những rối loạn này, trẻ thường không tuân theo các quy tắc hành vi thông thường trong xã hội.

Các đối tượng dễ mắc rối loạn hành vi ở trẻ em

Theo thống kê, trẻ nam trong độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em. Trong đó, các yếu tố khiến trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh như: sinh non, nhẹ cân, tính khí thất thường, gia đình không hạnh phúc, khuyết tật trí tuệ

Nguyên nhân của bệnh rối loạn hành vi trẻ em

Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn hành vi ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra rối loạn hành vi ở trẻ em

  • Do các yếu tố như: di truyền, rối loạn chuyển hóa, …
  • Do các chấn thương như: chấn thương não, tổn thương hệ thần kinh trung ương
  • Do các yếu tố từ môi trường tác động như: trẻ bị bạo hành từ nhỏ, gia đình không hạnh phúc, hay trẻ gặp những biến cố lớn ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ
  • Trẻ sinh non, nhẹ cân khi sinh có nguy cơ bị rối loạn hành vi ở trẻ em cao hơn những đứa trẻ khác
Theo thống kê, trẻ nam trong độ tuổi vị thành niên hoặc thanh thiếu niên dễ mắc các bệnh rối loạn hành vi ở trẻ em.

Các triệu chứng của rối loạn hành vi ở trẻ em

Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ rất khó kiểm soát hành vi của mình. Vì vậy, trẻ rất dễ có những hành vi tiêu cực, đi ngược lại quy chuẩn chung của xã hội. Dưới đây là những triệu chứng của rối loạn hành vi ở trẻ em để ba mẹ có thể phát hiện và đưa trẻ đi khám kịp thời

  • Trẻ luôn có những hành động, cư xử một cách hung hăng với người và vật xung quanh, không nhận thức được đây là hành vi xấu
  • Trẻ không bao giờ tuân thủ bất cứ quy định và nội quy nào
  • Trẻ có xu hướng cô lập bản thân và tách mình ra khỏi xã hội
  • Trẻ thực hiện nhiều hành động vi phạm trật tự một cách khó chịu và quá đáng
  • Trẻ có hành vi chống đối xã hội, thậm chí chống đối một cách nguy hiểm và nguy hại cho cộng đồng như trộm cắp, nói dối, đánh nhau, …
  • Trẻ không giao tiếp hay trò chuyện với mọi người xung quanh
Rối loạn hành vi ở trẻ em khiến trẻ rất khó kiểm soát hành vi của mình.

Phòng ngừa tình trạng rối loạn hành vi ở trẻ em

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp ba mẹ có những phương pháp phòng ngừa rối loạn hành vi ở trẻ em một cách đúng đắn. Ngoài nguyên nhân sinh học tự nhiên do di truyền hoặc rối loạn chuyển hóa, thì đa số trường hợp là do gặp chấn thương não và do môi trường ảnh hưởng. Do vậy, môi trường và gia đình vẫn là yếu tố quan trọng nhất trong việc phòng ngừa các rối loạn hành vi ở trẻ em. 

Bên cạnh đó cũng cần có sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội để dạy dỗ, uốn nắn tâm lý, hành vi của trẻ phát triển khỏe mạnh, bình thường.

]]>
https://blackwell.vn/roi-loan-hanh-vi-o-tre-em-1582/feed/ 0
Cảnh báo những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ nên biết https://blackwell.vn/dau-hieu-tre-bi-tu-ky-1569/ https://blackwell.vn/dau-hieu-tre-bi-tu-ky-1569/#respond Sat, 07 Oct 2023 06:49:53 +0000 https://blackwell.vn/?p=1569 Bệnh tự kỷ là một mối đe dọa đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sẽ giúp ba mẹ đưa ra được những phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời để giúp trẻ sớm hòa nhập được với cuộc sống xung quanh. 

Tự kỷ là bệnh như thế nào?

Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, và sự phát triển trí tuệ không đều đôi khi có khuyết tật về trí tuệ. Triệu chứng bắt đầu từ giai đoạn sớm của thời thơ ấu.

Trẻ tự kỷ thường có nhiều rối loạn bao gồm cả những khiếm khuyết về tương tác xã hội, về sự phát triển hành vi, ngôn ngữ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh. Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn kèm theo tăng động và trí tuệ kém. 

Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh.

Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tự kỷ ở trẻ

Di truyền

Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ. Vì thế, trong gia đình có người bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.

Môi trường phát triển

Nhiều trường hợp bé sinh ra bình thường, khỏe mạnh, tuy nhiên, trong quá trình lớn lên, bé thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ. Vì vậy, bé cảm thấy cô độc. Tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ

Do quá trình mang thai của mẹ

Khi mang thai, nếu mẹ mắc phải một số bệnh do virus gây nên như cúm, sởi hoặc bị nhiễm độc thai nghén, có thể ảnh hưởng đến thần kinh thai nhi và là nguyên nhân khiến bé bị tự kỷ khi sinh ra

Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên sử dụng chất kích thích, thuốc an thần,… cũng có thể ảnh hưởng đến em bé. 

Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ.
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ.

Các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ nên biết

Việc phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là vô cùng quan trọng. Vì khi đó, ba mẹ có thể đưa ra những biện pháp thích hợp, giúp trẻ tránh khỏi những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh tự kỷ, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn. 

Bất thường về ngôn ngữ

Bất thường về ngôn ngữ là dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra. Trẻ bị chậm nói, có thể nói được nhưng sau đó lại không nói, có những bé chỉ phát ra tiếng động và âm thanh vô nghĩa. 

Ngoài ra, một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nữa ba mẹ có thể phát hiện ra là, trẻ thường có giọng lơ lớ, nói ríu lời, nói to, không biết đặt câu hỏi, không biết đối đáp hay kể lại những gì đã chứng kiến. 

Bất thường về hành vi

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có hành vi kỳ lạ như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, lắc lư, đi từng bước,… Những hành vi này có thể liên tục hoặc gián đoạn. Trong trường hợp gián đoạn, thì thường sẽ bị gián đoạn bởi các tư thế bất động hoặc bởi những tư thế kỳ dị.

Một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nữa là, trẻ còn thường có hành động tự gây thương tích cho bản thân như: tự cấu, tự cắn, tự cào, đánh vào đầu, nhổ tóc,… 

Bất thường về cảm xúc

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn. Cảm xúc của trẻ bị tự kỷ có thể thay đổi một cách chóng mặt, đang vui cười bỗng nhiên gào khóc rất to.

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn.
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn.

Trẻ thường có những tài năng đặc biệt

Một số trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa như: ghi nhớ số điện thoại, đọc số từ sớm, bắt chước động tác nhanh, làm toán cộng nhẩm nhanh, nhớ vị trí đồ vật,… Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ này khiến ba mẹ lầm tưởng rằng các con là những đứa trẻ thông minh.

Trẻ thu mình, ngại giao tiếp với xã hội

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội. Trẻ thường thích chơi một mình trong không gian riêng, với những đồ chơi mà trẻ thường hay mang theo bên mình. 

Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ ít tiếp xúc với xã hội và mọi người xung quanh thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Hoặc, ba mẹ có thể để ý các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sau: trẻ đã 3 tháng tuổi nhưng trẻ không biết cười, hay khi đã được 8 tháng tuổi nhưng bé không tỏ thái độ sợ hãi trước người lạ hay trong môi trường lạ. 

Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội.
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội.

Phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ từ sớm là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và hòa nhập của trẻ vào xã hội. Từ đó, ba mẹ có thể đưa ra những biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp, tạo ra môi trường hỗ trợ cho con trẻ, và giúp trẻ phát triển tốt nhất. 

Các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Trong trường hợp cần thiết, nên có sự tư vấn của bác sĩ

]]>
https://blackwell.vn/dau-hieu-tre-bi-tu-ky-1569/feed/ 0
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em, biểu hiện của bệnh và cách chữa trị https://blackwell.vn/roi-loan-ngon-ngu-o-tre-em-1308/ https://blackwell.vn/roi-loan-ngon-ngu-o-tre-em-1308/#respond Mon, 08 Nov 2021 07:23:34 +0000 https://blackwell.vn/?p=1308 Rối loạn ngôn ngữ là một bệnh tâm lý khiến trẻ em gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp. Điều này gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến sức khỏe và giao tiếp xã hội của trẻ. Để hiểu rõ hơn về bệnh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em, mời bố mẹ cùng theo dõi bài viết dưới đây:

Rối loạn ngôn ngữ là gì?

Rối loạn ngôn ngữ là một dạng di chứng não, do vùng não bộ đảm nhiệm chức năng ngôn ngữ bị suy yếu khiến người bệnh gặp các vấn đề khó khăn trong việc trao đổi thông tin, giao tiếp với những người xung quanh bằng lời nói. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường nói khó, nói ngọng, khó diễn đạt bằng lời nói…

Dấu hiệu của rối loạn ngôn ngữ

Rối loạn ngôn ngữ thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bố mẹ có thể nhìn thấy những dấu hiệu sau ở trẻ bị rối loạn ngôn ngữ:

  • Bỏ sót âm vị: Đây là tình trạng bé bỏ sót một âm vị đầu hay cuối như “a” thay vì nói “ba”, “uốn” thay vì nói “uống”
  • Thay thế âm vị: Bé thay thế một âm vị này bằng một âm vị khác, ví dụ như “rồi” biến thành “gồi”
  • Bé không phát âm được các âm rung lưỡi như “r” và “s”, “rổ” có thể trẻ sẽ phát âm thành cái “gổ”, “xách” thay vì “sách”
  • Nói lắp: Trẻ lặp đi lặp lại hoặc kéo dài nhiều âm thanh, từ ngữ, trọng âm khiến mạch giao tiếp bị gián đoạn. Mẹ có thể thấy rõ tình trạng này khi bé mệt mỏi, bị kích động hoặc bị đưa vào các tình huống khó khăn.

Nhìn chung, trẻ bị dấu hiệu ngôn ngữ, khả năng nghe và nói của trẻ đều kém hơn so với các bạn bè cùng trang lứa và thường đi kèm với bệnh lý tự kỷ.

Dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Các loại rối loạn ngôn ngữ

Một số dạng rối loạn ngôn ngữ thường gặp ở trẻ em như:

Rối loạn vận ngôn

Trẻ bị rối loạn vận ngôn thường có biểu hiện nói ngọng, rối loạn hơi thở, nói ngắt quãng, rối loạn phát âm ở thanh quản, biến đổi độ vang của âm. Ở những trẻ bị rối loạn vận ngôn thông thường, chúng có thể hoàn toàn hiểu lời nói và ý kiến của mình nhưng gặp phải vấn đề méo mó, sai lệch về ngữ âm khiến người nghe cảm thấy khó hiểu. 

Trong trường hợp này, chỉ người thân hoặc những người đã tiếp xúc lâu dài mới có thể hiểu được ngôn ngữ của trẻ.

Rối loạn ngôn ngữ tiếp cận

Bố mẹ có thể thấy những biểu hiện của rối loạn ngôn ngữ tiếp cận một cách dễ dàng như sau:

  • Trẻ không nói được những câu dài
  • Không nắm bắt được nội dung xuyên suốt cuộc nói chuyện
  • Khó khăn trong vấn đề đọc chữ và viết, có thể mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ

Tuy nhiên, việc diễn đạt suy nghĩ, mong muốn của trẻ vẫn diễn ra bình thường, họ chỉ không hiểu hoặc không tiếp nhận thông tin từ người khác qua lời nói. 

Rối loạn ngôn ngữ biểu cảm

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ biểu cảm thường gặp các vấn đề trong giao tiếp:

  • Không tìm được từ để nói
  • Mất nhiều thời gian suy nghĩ để nói một câu đơn giản
  • Khó khăn khi trình bày nhu cầu, mong muốn và suy nghĩ của bản thân

Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ cho trẻ

Khắc phục trẻ chậm nói

Diễn đạt thành lời những việc bạn làm: Cha mẹ cần kiên nhẫn giải thích cho trẻ bằng lời những việc đang làm giúp con mở rộng vốn từ và gắn kết các từ với đồ vật và sự vật trong cuộc sống.

Tăng quỹ từ mới cho trẻ: Đưa trẻ dạo quanh khu nhà và nói cho trẻ tất cả những gì mình thấy là một cách rất tốt giúp trẻ làm quen từ mới.

Cùng con đọc sách: Hãy tạo thói quen đọc sách cho con hàng ngày khi cha mẹ rảnh rỗi, giúp bé làm quen với các từ mới, những vần điệu mới.

Hát cho bé nghe: Bố mẹ hát cho con nghe các bài hát thiếu nhi là cách tốt nhất để giúp trẻ ghi nhớ những từ mới, dạy trẻ phát âm đúng các từ chỉ màu sắc, tên các con thú và nhiều khái niệm đơn giản khác.

Nếu bố mẹ thấy trẻ tiến bộ rất ít hoặc không tiến bộ thì nên tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia.

Mẹ đọc sách tăng khả năng ngôn ngữ cho trẻ

Khắc phục trẻ nói lắp

Nói lắp là một dạng rối loạn lời nói trong đó dòng chảy của ngôn ngữ, các âm thanh hay từ ngữ bị lặp lại hoặc kéo dài. Trẻ gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu một câu nói. Cha mẹ có thể giúp con bằng cách:

  • Nói với con một cách từ tốn
  • Các thành viên trong gia đình không cắt ngang lời nhau, không tranh nhau nói.
  • Luôn nở nụ cười và kiên nhẫn để trẻ bớt căng thẳng khi giao tiếp. Trẻ nhỏ thường nói lắp khi căng thẳng, vì vậy cha mẹ hãy cố gắng cho trẻ một không gian thoải mái và yên bình khi ở nhà. Làm như vậy giúp giảm bớt sự lo lắng cho trẻ. 
  • Khi nói chuyện với trẻ, hãy giao tiếp bằng mắt nhiều và nói từ từ. Điều này giúp trẻ bắt chước theo những hành động của bạn.

Phòng tránh rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

Để hạn chế tối đa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, lời khuyên từ các chuyên gia tâm lý đó là các bậc phụ huynh và người thân trong gia đình phải tránh và hạn chế trẻ từ 0 – 3 tuổi tiếp xúc với máy tính, tivi, máy chơi game, điện thoại… vì đây là giai đoạn trẻ em bắt đầu xây dựng những cơ sở về khả năng ngôn ngữ của mình.

Bố mẹ, người thân trong gia đình và thầy cô luôn khuyến khích khả năng nói, hát, tham gia các trò chơi và tăng cường tiếp xúc các hoạt động hấp dẫn, giúp trẻ mạnh mẽ hơn trong giao tiếp và biết sử dụng các từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu hay biểu lộ tình cảm của mình. Khi dạy trẻ nghe và nói, phụ huynh không nên gò ép trẻ cần có tiến bộ ngay trong việc học các từ mới hay các câu nói mới mà cần kiên trì dạy trẻ mỗi ngày một số từ mới và một số câu mới.

Bố mẹ thường xuyên đọc sách cho trẻ nghe. Những câu chuyện có thể thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ học được nhiều từ mới nhanh hơn. Khi đọc truyện cho trẻ, bố mẹ chỉ rõ vào cái vây, con chó, hay xe hơi… nói to, rõ ràng, tỉ mỉ những con vật và đồ vật đó. 

]]>
https://blackwell.vn/roi-loan-ngon-ngu-o-tre-em-1308/feed/ 0
Trẻ bị tự kỷ, lời khuyên cho cha mẹ https://blackwell.vn/tre-bi-tu-ky-loi-khuyen-cho-cha-me-1298/ https://blackwell.vn/tre-bi-tu-ky-loi-khuyen-cho-cha-me-1298/#respond Mon, 25 Oct 2021 09:33:47 +0000 https://blackwell.vn/?p=1298 Tự kỷ là một bệnh khuyết tật phát triển khiến trẻ gặp khó khăn giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi sở thích. Đối với trẻ bị tự kỷ, bố mẹ cần dành nhiều tình yêu thương và lòng kiên nhẫn hơn cho trẻ, xóa nhòa đi khoảng cách và khiến cho cuộc sống của bé trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn.

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn hệ thần kinh và gây ảnh hưởng tới các hoạt động của não bộ. Bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ thường có các mức độ khác nhau, khởi phát sớm khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài.
Trẻ bị tự kỷ thường gặp các khó khăn trong việc tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi sở thích, các hoạt động của người tự kỷ thường mang tính lặp đi lặp lại.
Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ chẩn đoán trẻ bị mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và có các biện pháp chữa trị phù hợp cho trẻ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và tăng hòa nhập cộng đồng.

Trẻ mắc bệnh tự kỷ

Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ ở trẻ em nhưng có một số nhận định cho rằng, tự kỷ ở trẻ em là do:

  • Di truyền: Sự phát triển thiếu hài hòa trong não bộ do một số gen gây ra gây tổn thương cho bộ não.
    Trong quá trình mang thai, nếu mẹ tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị mắc tự kỷ.
  • Các yếu tố môi trường khác làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, thiếu DHA hay gia đình bỏ mặc, ít sự dạy dỗ quan tâm.

Triệu chứng của trẻ bị tự kỷ

Thông thường các dấu hiệu tự kỷ của trẻ được bộc lộ trong 3 năm đầu đời. Nếu bố mẹ có thể phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp trẻ khắc phục phần nào của bệnh, sớm hòa nhập với cộng đồng. Một số triệu chứng cụ thể bố mẹ có thể thấy khi trẻ bị mắc tự kỷ:

  • Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội: Trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, chơi một mình, không chia sẻ với ai, chỉ làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác.
  • Bất thường về ngôn ngữ: Trẻ chậm nói hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, dạy không nói theo. Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi và không biết đối đáp hội thoại. Chậm nói là lý do chủ yếu để cha mẹ đưa con đi khám bệnh vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.
  • Những bất thường về hành vi và thói quen: Trẻ bị tự kỷ thường có những thói quen rập khuôn như: đi về theo đúng một đường, ngồi đùng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo và luôn làm một việc theo một trình tự…
  • Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như sợ khi nghe tiếng động to, khóc thét một cái hoặc bịt tai, che tại hoăc chui vào một góc sợ ánh sáng, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, sợ người khác chạm vào người, ăn không nhai và kén ăn. Ngược lại đối với những trẻ kém nhạy cảm hơn lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, ném hoặc gõ các thứ tạo ra tiếng động.
  • Một số trẻ có một số khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, thuộc lòng nhiều bài hát, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh… khiến bố mẹ nhầm tưởng là trẻ quá thông minh.

Nếu không phát hiện và điều trị bệnh cho trẻ tự kỷ khi còn nhỏ, trẻ lớn lên sẽ có các biểu hiện như thường đi học muộn, ít hòa nhập với bạn bè, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp, không hiểu nghĩa bóng của từ, khó khăn về học tập nhất là các môn xã hội. Nhiều trẻ có biểu hiện tăng động trong khi số khác thu mình lại.

Trẻ có nguy cơ cao mắc tự kỷ khi nào?

5 dấu hiệu sau cho thấy trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ:

  • Khi trẻ 12 tháng không nói bập bẹ
  • Khi trẻ 12 tháng vẫn chưa biết chỉ các ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp với lứa tuổi
  • Khi trẻ 16 tháng chưa nói được các từ đơn
  • Khi trẻ 24 tháng chưa nói được các câu có 2 từ trở lên hoặc nói chưa rõ
  • Trẻ bị mất đi khả năng ngôn ngữ hoặc giao tiếp ở bất cứ độ tuổi nào

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tự kỷ, các yếu tố sau có thể khiến bệnh tự kỷ của trẻ nặng lên:

  • Gia đình ít thời gian dành cho trẻ
  • Cho trẻ tự chơi, xem tivi quá nhiều
  • Ít cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác.

Phương pháp điều trị cho trẻ bị tự kỷ

Phương pháp y sinh học

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là phương pháp giúp hoạt hóa một số cơ quan không hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Phương pháp này giúp trẻ có thể thực hiện các vận động phức tạp như: vận động chéo của chân và tay, vận động các cơ quan phát âm. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp loại bỏ một số hành vi đặc trưng của bệnh tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn cảnh và các hoạt động xã hội.

Bấm huyệt

Bấm huyệt là một trong những cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em khá phổ biến. Tuy thời gian điều trị khá dài nhưng sau khi điều trị, nhiều phụ huynh cho biết trẻ có tiến bộ rõ ràng, trẻ hợp tác hơn với người lớn và chịu chơi với bạn bè. Phương pháp bấm huyệt này cũng đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.

Oxy cao áp

Oxy cao áp hiện đang là phương pháp điều trị bệnh tự kỷ đang được sử dụng nhiều tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Brazil… Khi điều trị trẻ sẽ được đặt trong môi trường oxy tinh khiết 100% với áp suất cao khiến lượng oxy trong máu tăng lên nhiều lần so với bình thường.
Theo một số nghiên cứu, tốc độ tuần hoàn máu ở trẻ tự kỷ chậm hơn so với trẻ bình thường. Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn có các biểu hiện như viêm thần kinh, tăng tác nhân oxy hóa, giảm khả năng vận chuyển oxy đến các bộ phận trong cơ thể. Do đó, phương pháp điều trị bằng oxy hóa cao giúp khắc phục các tình trạng này ở trẻ bị tự kỷ bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho não và tăng lượng oxy đến các cơ quan.

Điều trị tự kỷ cho trẻ bằng phương pháp bấm huyệt

Liệu pháp tâm lý

Liệu pháp can thiệp tâm vận động

Có nhiều biện pháp can thiệp tâm vận động cho trẻ bị tự kỷ như phương pháp ABA (ứng dụng phân tích hành vi) là biện pháp quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Biện pháp này được đưa ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Các bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng bổ sung trong quá trình điều trị cho con.

Liệu pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ

Trẻ bị tự kỷ thường gặp một số trở ngại về ngôn ngữ, âm ngữ trị liệu là một trong những phương pháp quan trọng để điều trị chứng tự kỷ giúp trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của phương pháp này là có thể giúp trẻ giao tiếp một cách lưu loát và hiểu những gì người khác nói. Phương pháp này có hiệu quả cao đối với trẻ tự kỷ được phát hiện và điều trị sớm.

Trong quá trình điều trị tâm lý cho trẻ bị tự kỷ, bố mẹ không nên quát mắng hay dùng những lời nặng nề với trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích, động viên khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Chữa trị tự kỷ cho trẻ bằng phương pháp tâm lý trị liệu

Tăng cường chức năng não bộ cho trẻ

Ngoài các biện pháp can thiệp từ bên ngoài, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc bộ não của trẻ bằng cách đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin c và các nguyên tố vi lượng như DHA tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA giúp tăng cường trí thông minh, sự tập trung và hỗ trợ điều trị chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Để không quá phụ thuộc vào chế độ ăn, mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ qua các loại thực phẩm chức năng như Dr. Blackwell DHA Drops.
DHA Drops với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và được chiết xuất từ cá với công nghệ KD – Pur tiên tiến nhất thế giới. Tỷ lệ vàng DHA/EPA 4/1, tỷ lệ tương đương với tỷ lệ trong sữa mẹ giúp tối đa hấp thu DHA cho bé. Không những thế, Dr.Blackwell DHA Drops nói KHÔNG với hương liệu, chất tạo màu, cung cấp cho bé nguồn DHA tinh khiết nhất và an toàn nhất. Vì vậy mà Dr. Blackwell Dha drops luôn được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyên dùng để tăng cường trí não và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh cho trẻ.

Xem thêm: Tìm hiểu về thành phần của DHA Drops

Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho các bậc phụ huynh những kiến thức cần thiết về bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Bố mẹ đóng vai trò quan trọng nhất và có tính quyết định tới sự tiến bộ của trẻ trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ. Chính vì thế, khi điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ, bố mẹ cần kiên nhẫn và phối hợp các biện pháp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bé.

]]>
https://blackwell.vn/tre-bi-tu-ky-loi-khuyen-cho-cha-me-1298/feed/ 0
Bố mẹ làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý https://blackwell.vn/lam-gi-khi-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-1286/ https://blackwell.vn/lam-gi-khi-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-1286/#respond Sun, 24 Oct 2021 15:07:57 +0000 https://blackwell.vn/?p=1286 Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tâm thần của trẻ.

Tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn hành vi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có các dấu hiệu mất tập trung, thường xuyên phấn khích, kích động, hành động thái quá… Các rối loạn này ảnh hưởng nặng nề đến học tập, cảm xúc, phát triển tâm sinh lý và giao tiếp xã hội của trẻ.
Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và điều trị bệnh sớm giúp bé nhanh khỏi bệnh, sớm làm chủ bản thân và nâng cao kết quả học tập.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý

Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý qua các biểu hiện sau:

Giảm chú ý: Trẻ bị giảm chú ý thường có nhiều hơn 6 biểu hiện trong số các biểu hiện sau của giảm chú ý. Các triệu chứng này thường kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần.

  • Trẻ thường không tập trung chú ý vào các chi tiết, phạm những lỗi cẩu thả trong học tập hay trong các hoạt động khác.
  • Trẻ khó duy trì sự tập trung vào bài học hoặc các nhiệm vụ được bố mẹ, thầy cô giao cho.
  • Trẻ có biểu hiện không chú ý lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ.
  • Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn của bố mẹ và thầy cô.
  • Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì các nỗ lực tinh thần.
  • Thường đánh mất các dụng cụ cần thiết như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi vfa dụng cụ khác.
  • Thường dễ sao nhãng bởi kích thích bên ngoài.
  • Thường quên các hoạt động hàng ngày.

Biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá:

  • Khó ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, nghịch ngợm các bạn trong lớp, ngọ nguậy liên tục, leo trèo khắp nơi.
  • Tự ý đi lại tự do trong các trường hợp cần trẻ ngồi im một chỗ như đang trong giờ ăn, ngồi học trên lớp.
  • Khó có thể chơi các trò chơi yêu cầu sự kiên trì, nhẫn nại
  • Biểu hiện bốc đồng trong hành vi, suy nghĩ:
  • Nói nhiều, hay ngắt lời người khác, xen ngang vào các câu chuyện của người khác, thường buột miệng trả lời trước khi nghe hết câu hỏi.
  • Khó chịu, bực tức khi phải chờ đợi tới lượt trong lúc chơi cùng bạn bè.
  • Tính nóng nảy, dễ cáu giận vô cớ, thậm chí có các hành vi quá khích như la hé, đánh bạn hoặc tự làm đau chính mình.
  • Ngoài ra, trẻ tăng động giảm chú ý còn có một số biểu hiện khác như:
  • Rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, khả năng diễn đạt kém.
  • Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, tiếng động.
  • Dễ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ trằn trọc, tỉnh giấc giữa đêm.

Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không?

Mặc dù bệnh tăng động giảm chú ý không quá nguy hiểm nhưng nếu để bệnh kéo dài, bệnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi, nhận thức và sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể gặp phải một số vấn đề sau:

  • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và ứng xử với mọi người, khó có thể kết bạn và duy trì mối quan hệ với mọi người xung quanh.
  • Kết quả học tập ngày càng sa sút, trẻ khó theo kịp chương trình học, từ đó có thể bị bạn bè xa lánh trêu chọc.
  • Gặp các rối loạn tâm lý như lo âu, căng thẳng, dễ thất vọng, tự ti về bản thân, trẻ dần cô lập với xã hội và rơi vào trạng thái trầm cảm…
  • Gặp các chấn thương quá mức và thường xuyên thực hiện các hành vi nguy hiểm không lường trước được.

Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Hiện nay nhiều phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ được áp dụng như: Giáo dục hành vi, liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc, kết hợp giáo dục và trị liệu tâm lý và điều trị bằng thuốc.

Liệu pháp tâm lý

Việc giáo dục hành vi và tâm lý cho trẻ có vai trò rất quan trọng và xuyên suốt quá trình điều trị của trẻ kể cả trong trường hợp trẻ bị nhẹ. Bố mẹ cần có sự quan tâm đúng mực với trẻ và tình trạng bệnh lý của trẻ để quá trình điều trị tâm lý đạt hiệu quả tốt nhất. Một số biện pháp bố mẹ có thể thực hiện với trẻ bị tăng động giảm chú ý:

  • Luôn đưa ra những quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, cho trẻ hiểu rõ, chính xác ba mẹ đang mong muốn điều gì ở mình.
  • Tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch. Bố mẹ có thể cùng trẻ lập kế hoạch, theo dõi và giúp đỡ trẻ hoàn thành công việc.
  • Tập cho trẻ sự tập trung, chú ý nghe nhìn khi người khác nói.
  • Tạo sự quan tâm đúng mực tới trẻ, bố mẹ tìm ra điểm mạnh để khích lệ, động viên con và giúp đỡ con những điểm yếu.
  • Rèn cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh, đòi hỏi sự tư duy, tránh chơi các trò chơi điện tử mang tính bạo lực.
  • Giao việc đi kèm phần thưởng cho trẻ khi trẻ làm đúng và hoàn thành tốt công việc.
  • Thường xuyên khích lệ trẻ, tránh việc thường xuyên đánh mắng, nặng lời với trẻ.

Bổ sung DHA hỗ trợ trí thông minh, tăng sự chú ý và hành vi của trẻ

Chất béo chiếm 60% bộ não và các dây thần kinh trong cơ thể. DHA là thành phần cấu trúc chính của mô não và màng tế bào thần kinh. Nó có tác động rất lớn đến bộ não đang phát triển, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các hoạt động và thần kinh của trẻ.

Vì vậy, để trí não và hệ thần kinh của trẻ hoạt động bình thường, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ DHA cho bé. Mẹ có thể bổ sung DHA cho bé qua các nguồn sau:

  • Cá: Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám… là các loại cá có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
  • Tôm, cua, mực: Đây là các loại hải sản dồi dào chất béo DHA và canxi. Mẹ có thể chế biến trong các bữa ăn hàng ngày cho bé bằng cách hấp, luộc, nấu canh, rang, kho…
  • Lòng đỏ trứng gà: Đây là thực phẩm giàu DHA và choline rất tốt trong việc hỗ trợ trí thông minh cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn trứng khi đã chín hoàn toàn, không nên ăn trứng lòng đào, trứng đánh bông.
  • Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng… rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Mẹ có thể chế biến thành sữa hạt cho bé uống.
  • Rau xanh: Súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong là những thực phẩm giàu DHA và chất xơ rất tốt cho bé.
  • Bổ sung DHA cho bé qua DHA dạng nhỏ giọt Dr. Blackwell DHA Drops: Sử dụng DHA trong điều trị tăng động giảm chú ý là hướng đi mới được đánh giá cao vì mang lại nhiều hiệu quả tích cực và an toàn với trẻ. Dr.Blackwell DHA Drops với nguồn nguyên liệu sạch chất lượng hàng đầu thế giới là dòng sản phẩm bổ sung DHA – EPA cao cấp theo tiêu chuẩn châu Âu và được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyên dùng. DHA Drops xây dựng công thức tối ưu hấp thu theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, dành cho trẻ đang trong độ tuổi phát triển trí não, trẻ kém tập trung, thị lực kém cần tăng bổ sung dưỡng chất cho não.

Xem thêm: 5 lý do mẹ nên cho trẻ dùng Dr. Blackwell DHA Drops

Để điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ, quan trọng nhất là sự quyết tâm và kiên trì lâu dài của bố mẹ. Hy vọng bài viết trên giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, từ đó có những biện pháp thích hợp để điều trị bệnh tăng động giảm chú ý cho trẻ.

]]>
https://blackwell.vn/lam-gi-khi-tre-bi-tang-dong-giam-chu-y-1286/feed/ 0
Rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần làm gì https://blackwell.vn/roi-loan-cam-xuc-o-tre-nho-bo-me-can-lam-gi-1242/ https://blackwell.vn/roi-loan-cam-xuc-o-tre-nho-bo-me-can-lam-gi-1242/#respond Mon, 18 Oct 2021 08:47:34 +0000 https://blackwell.vn/?p=1242 Bệnh rối loạn cảm xúc có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ người già, người trưởng thành đến trẻ em. Trẻ bị rối loạn cảm xúc do đâu, có những biểu hiện gì và bố mẹ cần điều trị cho trẻ bị rối loạn cảm xúc như thế nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ là gì?

Rối loạn cảm xúc ở trẻ em là trạng thái cảm xúc của trẻ bị trầm trọng quá mức, trẻ không có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm, khả năng học tập suy yếu. Chứng rối loạn cảm xúc của trẻ có thể được kiểm soát nếu bố mẹ phát hiện bệnh cho bé và có các phương pháp điều trị kịp thời. 

Trẻ được đánh giá là bị rối loạn cảm xúc khi có các dấu hiệu như:

  • Trẻ không có có khả năng học tập và không thể giải thích những khiếm khuyết đó bằng các yếu tố về trí tuệ, sức khỏe hay cảm giác.
  • Trẻ không có khả năng duy trì mối quan hệ với bạn bè và giáo viên.
  • Trẻ có các hành vi và cảm xúc không phù hợp với độ tuổi.
  • Trẻ thường có dấu hiệu buồn chán, trầm cảm.
  • Trẻ có khuynh hướng biểu hiện sự sợ hãi liên quan đến các vấn đề cá nhân hoặc trường học. 

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Rối loạn cảm xúc ở trẻ em đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, chế độ ăn uống, căng thẳng và ảnh hưởng của gia đình. Nhiều nghiên cứu về rối loạn cảm xúc ở trẻ em được thực hiện đã chỉ ra rằng, nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc ở trẻ em là các vấn đề về hành vi và tình cảm.

Hiện nay, chứng rối loạn cảm xúc chưa xác định rõ được nguyên nhân. Nhìn chung, các chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ em thường phát sinh từ cả yếu tố di truyền và kết hợp với các yếu tố môi trường khác. 

Biểu hiện của bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Một số đặc điểm và hành vi thường gặp ở trẻ em bị rối loạn cảm xúc, bố mẹ có thể quan sát để nhận biết như:

  • Dễ kích động (không tập trung, bốc đồng).
  • Gây hấn hoặc có hành vi tự gây thương tích như nổi cáu, đánh nhau với các bạn trong lớp.
  • Sống khép kín (không tương tác với xã hội, hoảng sợ hoặc lo lắng quá mức).
  • Khóc khi không thích hợp, nóng giận không kiểm soát, kỹ năng giải quyết tình huống kém.
  • Học tập khó khăn, trình độ thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ em mắc rối loạn cảm xúc nghiêm trọng thường biểu lộ những suy nghĩ lệch lạc, lo lắng quá mức, hành vi kỳ lạ và thay đổi tâm trạng thất thường.

Các loại rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Một số loại rối loạn cảm xúc bố mẹ thường thấy ở trẻ em như:

Rối loạn lo âu

Đối với nhiều người bao gồm cả trẻ em, sự lo lắng kéo dài một cách dai dẳng quá mức, không kiểm soát được có thể áp đảo người đó. Rối loạn lo âu thường dùng để chỉ những rối loạn khác nhau nhưng đều có chung một cốt lõi là sợ hãi phi lý về một điều gì đó. Các loại rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh xã hội (hội chứng sợ xã hội).

Rối loạn lưỡng cực

Bệnh rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây thay đổi tâm trạng nhanh chóng từ cảm giác hưng phấn sang cảm giác buồn bã và tuyệt vọng. Việc thay đổi tâm trạng sẽ đi kèm với những thay đổi nghiêm trọng về sức lực và hành vi. 

Đối với những trẻ bị rối loạn lưỡng cực, những thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng liên quan có thể sẽ ổn định theo thời gian nếu kết hợp việc điều trị sử dụng thuốc và các biện pháp tâm lý xã hội.

Rối loạn hành vi phá hoại

Rối loạn hành vi phá hoại đề cập đến một nhóm các hành vi và cảm xúc ở trẻ em. Trẻ em và thanh thiếu niên mắc tình trạng rối loạn này thường gặp khó khăn trong việc tuân theo quy tắc và cách hành xử mà xã hội chấp nhận.

Trẻ mắc rối loạn hành vi phá hoại thường có một số hành vi như:

  • Gây hấn với những người xung quanh.
  • Phá hủy tài sản.
  • Lừa gạt, nói dối, trộm cắp.
  • Trốn học và vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của nhà trường và xã hội.

Rối loạn hành vi ăn uống

Trẻ bị rối loạn hành vi ăn uống thường quá bận tâm về một hình thể lý tưởng, rối loạn suy nghĩ về cân nặng, thói quen ăn uống. Một số tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Chán ăn tâm thần
  • Chứng cuồng ăn 
  • Rối loạn ăn uống vô độ

Tất cả các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hành vi xã hội của trẻ mà còn ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là OCD, đây được coi là một dạng rối loạn lo âu. OCD đặc trưng bởi suy nghĩ, nỗi ám ảnh và những hành vi lặp đi lặp lại như rửa tay, đếm, kiểm tra hoặc làm sạch.

Rối loạn loạn thần

Rối loạn loạn thần là chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trẻ mắc rối loạn loạn thần có những suy nghĩ và nhận thức bất thường. Hai triệu chứng phổ biến là ảo giác và hoang tưởng. Trẻ thường hoang tưởng vào những niềm tin sai lệch và thường có những nhận thức không có thật như nghe, nhìn hoặc cảm thấy cái gì đó không có ở đó. Bệnh tâm thần phân liệt chính là một rối loạn loạn thần.

Tác hại của chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Trẻ mắc rối loạn cảm xúc trước hết sẽ gây hại cho chính sức khỏe của bản thân và những hành vi của trẻ bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh:

  • Làm những hành động tổn hại đến chính bản thân, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Có những hành động phá phách, hung hãn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh..
  • Khó thích nghi với xã hội, cô lập chính mình.
  • Hay gây gổ với các bạn trong lớp và những người xung quanh.
  • Dễ cáu gắt, tức giận, không làm chủ được cảm xúc và hành vi của bản thân.

Bố mẹ chăm sóc trẻ bị rối loạn cảm xúc tại nhà như thế nào?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ chứng rối loạn cảm xúc, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thực hiện các bài kiểm tra tâm lý và xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc ở trẻ. 

Nơi trẻ cần nhất vẫn là gia đình. Vì vậy, gia đình cần phải yêu thương, quan tâm, đồng thời là nơi chia sẻ với trẻ.

Bố mẹ cần phải nhẹ nhàng dạy dỗ trẻ, không nên quát mắng vì quát mắng có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh rối loạn cảm xúc. Để giảm thiểu tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bổ sung DHA cũng là một phương pháp được các bác sĩ khuyên làm để tăng trí thông minh và tăng tính tập trung cho trẻ, giảm tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Tham khảo thêm: Dr Blackwell DHA Drops mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

]]>
https://blackwell.vn/roi-loan-cam-xuc-o-tre-nho-bo-me-can-lam-gi-1242/feed/ 0