Dr.BlackWell https://blackwell.vn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chất lượng châu âu Wed, 20 Oct 2021 06:28:35 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.4 Rối loạn cảm xúc ở trẻ nhỏ, bố mẹ cần làm gì https://blackwell.vn/roi-loan-cam-xuc-o-tre-nho-bo-me-can-lam-gi-1242/ https://blackwell.vn/roi-loan-cam-xuc-o-tre-nho-bo-me-can-lam-gi-1242/#respond Mon, 18 Oct 2021 08:47:34 +0000 https://blackwell.vn/?p=1242 Bệnh rối loạn cảm xúc có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào từ người già, người trưởng thành đến trẻ em. Trẻ bị rối loạn cảm xúc do đâu, có những biểu hiện gì và bố mẹ cần điều trị cho trẻ bị rối loạn cảm xúc như thế nào? Bố mẹ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé:

Bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ là gì?

Rối loạn cảm xúc ở trẻ em là trạng thái cảm xúc của trẻ bị trầm trọng quá mức, trẻ không có khả năng kiểm soát, dẫn tới tâm trạng trầm cảm, khả năng học tập suy yếu. Chứng rối loạn cảm xúc của trẻ có thể được kiểm soát nếu bố mẹ phát hiện bệnh cho bé và có các phương pháp điều trị kịp thời. 

Trẻ được đánh giá là bị rối loạn cảm xúc khi có các dấu hiệu như:

  • Trẻ không có có khả năng học tập và không thể giải thích những khiếm khuyết đó bằng các yếu tố về trí tuệ, sức khỏe hay cảm giác.
  • Trẻ không có khả năng duy trì mối quan hệ với bạn bè và giáo viên.
  • Trẻ có các hành vi và cảm xúc không phù hợp với độ tuổi.
  • Trẻ thường có dấu hiệu buồn chán, trầm cảm.
  • Trẻ có khuynh hướng biểu hiện sự sợ hãi liên quan đến các vấn đề cá nhân hoặc trường học. 

Nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Rối loạn cảm xúc ở trẻ em đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như di truyền, chế độ ăn uống, căng thẳng và ảnh hưởng của gia đình. Nhiều nghiên cứu về rối loạn cảm xúc ở trẻ em được thực hiện đã chỉ ra rằng, nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng rối loạn cảm xúc ở trẻ em là các vấn đề về hành vi và tình cảm.

Hiện nay, chứng rối loạn cảm xúc chưa xác định rõ được nguyên nhân. Nhìn chung, các chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ em thường phát sinh từ cả yếu tố di truyền và kết hợp với các yếu tố môi trường khác. 

Biểu hiện của bệnh rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Một số đặc điểm và hành vi thường gặp ở trẻ em bị rối loạn cảm xúc, bố mẹ có thể quan sát để nhận biết như:

  • Dễ kích động (không tập trung, bốc đồng).
  • Gây hấn hoặc có hành vi tự gây thương tích như nổi cáu, đánh nhau với các bạn trong lớp.
  • Sống khép kín (không tương tác với xã hội, hoảng sợ hoặc lo lắng quá mức).
  • Khóc khi không thích hợp, nóng giận không kiểm soát, kỹ năng giải quyết tình huống kém.
  • Học tập khó khăn, trình độ thấp hơn so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ em mắc rối loạn cảm xúc nghiêm trọng thường biểu lộ những suy nghĩ lệch lạc, lo lắng quá mức, hành vi kỳ lạ và thay đổi tâm trạng thất thường.

Các loại rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Một số loại rối loạn cảm xúc bố mẹ thường thấy ở trẻ em như:

Rối loạn lo âu

Đối với nhiều người bao gồm cả trẻ em, sự lo lắng kéo dài một cách dai dẳng quá mức, không kiểm soát được có thể áp đảo người đó. Rối loạn lo âu thường dùng để chỉ những rối loạn khác nhau nhưng đều có chung một cốt lõi là sợ hãi phi lý về một điều gì đó. Các loại rối loạn lo âu bao gồm rối loạn lo âu lan tỏa, rối loạn hoảng sợ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn ám ảnh xã hội (hội chứng sợ xã hội).

Rối loạn lưỡng cực

Bệnh rối loạn lưỡng cực là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng gây thay đổi tâm trạng nhanh chóng từ cảm giác hưng phấn sang cảm giác buồn bã và tuyệt vọng. Việc thay đổi tâm trạng sẽ đi kèm với những thay đổi nghiêm trọng về sức lực và hành vi. 

Đối với những trẻ bị rối loạn lưỡng cực, những thay đổi về tâm trạng và các triệu chứng liên quan có thể sẽ ổn định theo thời gian nếu kết hợp việc điều trị sử dụng thuốc và các biện pháp tâm lý xã hội.

Rối loạn hành vi phá hoại

Rối loạn hành vi phá hoại đề cập đến một nhóm các hành vi và cảm xúc ở trẻ em. Trẻ em và thanh thiếu niên mắc tình trạng rối loạn này thường gặp khó khăn trong việc tuân theo quy tắc và cách hành xử mà xã hội chấp nhận.

Trẻ mắc rối loạn hành vi phá hoại thường có một số hành vi như:

  • Gây hấn với những người xung quanh.
  • Phá hủy tài sản.
  • Lừa gạt, nói dối, trộm cắp.
  • Trốn học và vi phạm nghiêm trọng các quy tắc của nhà trường và xã hội.

Rối loạn hành vi ăn uống

Trẻ bị rối loạn hành vi ăn uống thường quá bận tâm về một hình thể lý tưởng, rối loạn suy nghĩ về cân nặng, thói quen ăn uống. Một số tình trạng rối loạn ăn uống thường gặp ở trẻ bao gồm:

  • Chán ăn tâm thần
  • Chứng cuồng ăn 
  • Rối loạn ăn uống vô độ

Tất cả các vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hành vi xã hội của trẻ mà còn ảnh hưởng đến thể chất của trẻ.

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế hay còn gọi là OCD, đây được coi là một dạng rối loạn lo âu. OCD đặc trưng bởi suy nghĩ, nỗi ám ảnh và những hành vi lặp đi lặp lại như rửa tay, đếm, kiểm tra hoặc làm sạch.

Rối loạn loạn thần

Rối loạn loạn thần là chứng rối loạn tâm thần nghiêm trọng. Trẻ mắc rối loạn loạn thần có những suy nghĩ và nhận thức bất thường. Hai triệu chứng phổ biến là ảo giác và hoang tưởng. Trẻ thường hoang tưởng vào những niềm tin sai lệch và thường có những nhận thức không có thật như nghe, nhìn hoặc cảm thấy cái gì đó không có ở đó. Bệnh tâm thần phân liệt chính là một rối loạn loạn thần.

Tác hại của chứng rối loạn cảm xúc ở trẻ em

Trẻ mắc rối loạn cảm xúc trước hết sẽ gây hại cho chính sức khỏe của bản thân và những hành vi của trẻ bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh:

  • Làm những hành động tổn hại đến chính bản thân, ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Có những hành động phá phách, hung hãn gây ảnh hưởng tới những người xung quanh..
  • Khó thích nghi với xã hội, cô lập chính mình.
  • Hay gây gổ với các bạn trong lớp và những người xung quanh.
  • Dễ cáu gắt, tức giận, không làm chủ được cảm xúc và hành vi của bản thân.

Bố mẹ chăm sóc trẻ bị rối loạn cảm xúc tại nhà như thế nào?

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu nghi ngờ chứng rối loạn cảm xúc, bố mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để thực hiện các bài kiểm tra tâm lý và xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn cảm xúc ở trẻ. 

Nơi trẻ cần nhất vẫn là gia đình. Vì vậy, gia đình cần phải yêu thương, quan tâm, đồng thời là nơi chia sẻ với trẻ.

Bố mẹ cần phải nhẹ nhàng dạy dỗ trẻ, không nên quát mắng vì quát mắng có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn.

Hiện nay, ngày càng nhiều trẻ em mắc bệnh rối loạn cảm xúc. Để giảm thiểu tình trạng này cần có sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã hội.

Bổ sung DHA cũng là một phương pháp được các bác sĩ khuyên làm để tăng trí thông minh và tăng tính tập trung cho trẻ, giảm tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ.

Tham khảo thêm: Dr Blackwell DHA Drops mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

]]>
https://blackwell.vn/roi-loan-cam-xuc-o-tre-nho-bo-me-can-lam-gi-1242/feed/ 0