Dr.BlackWell https://blackwell.vn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chất lượng châu âu Fri, 15 Oct 2021 02:19:42 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.4 Pfizer/BioNTech chính thức xin cấp phép tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em 5-11 tuổi https://blackwell.vn/pfizer-biontech-chinh-thuc-xin-cap-phep-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-5-11-tuoi-1216/ https://blackwell.vn/pfizer-biontech-chinh-thuc-xin-cap-phep-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-5-11-tuoi-1216/#respond Mon, 11 Oct 2021 09:03:28 +0000 https://blackwell.vn/?p=1216 Pfizer/BioNTech đã chính thức đệ trình hồ sơ lên Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) để xin cấp phép tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em lứa tuổi từ 5-11.

Theo AP, ngày 7/10, các hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) thông báo đã chính thức đệ trình hồ sơ lên FDA để xin cấp phép tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 của các hãng này cho trẻ em từ 5-11 tuổi. Nếu các cơ quan quản lý đồng ý, việc tiêm chủng có thể bắt đầu trong vòng vài tuần tới.

Dự kiến FDA sẽ thảo luận đề nghị của Pfizer vào ngày 26/10 và quyết định chính thức có thể sẽ được công bố vào cuối tháng 10 hoặc trong tháng 11/2021.

Thông báo trên được đưa ra trong bối cảnh nhiều bậc cha mẹ và bác sĩ nhi khoa đang kêu gọi bảo vệ trẻ em dưới 12 tuổi sau khi các trường học được mở cửa trở lại, số trẻ em mắc COVID-19 tăng mạnh.

Hãng dược Pfizer/BioNTech nộp đơn xin cấp phép tiêm vaccine cho trẻ lứa tuổi từ 5-11

Thống kê của Học viện nhi Mỹ cho biết, gần 5,9 triệu trẻ em dưới 18 tuổi ở Mỹ đã mắc COVID-19. Tới nay duy nhất mới chỉ có vaccine của Pfizer được phê duyệt sử dụng khẩn cấp cho trẻ em từ 12 – 15 tuổi ở Mỹ.

Theo kết quả thử nghiệm lâm sàng toàn cầu, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech an toàn và tạo ra phản ứng mạnh với những kháng thể trung hòa, qua đó giúp ngăn chặn virus SARS-CoV-2 xâm nhập tế bào.

Trong quá trình thử nghiệm, trẻ em độ tuổi từ 5-11 được áp dụng cơ chế tiêm 2 liều 10 microgam, so với 30 microgam đối với các nhóm tuổi lớn hơn. Các mũi tiêm cách nhau 21 ngày. Sau khi tiêm mũi thứ hai, trẻ được thử nghiệm đã phát triển mức độ kháng thể tương đương nhóm lớn tuổi hơn và không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Vào hồi tháng 8, vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech đã được cấp phép sử dụng đầy đủ tại Mỹ. Về mặt kỹ thuật, vaccine này sẽ có sẵn cho trẻ em nếu được bác sỹ kê đơn. Tuy nhiên, nhà chức trách Mỹ đã cảnh báo cần có dữ liệu an toàn để cho phép.

Các hãng dược Pfizer/BioNTech cũng đang thử nghiệm vacine ngừa COVID-19 với trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 2 tuổi và trẻ em từ 2-5 tuổi. Dữ liệu ban đầu đối với các nhóm này có thể được đưa ra ngay sau quý 4.

Nguồn: Báo sức khỏe và đời sống – Cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế.

]]>
https://blackwell.vn/pfizer-biontech-chinh-thuc-xin-cap-phep-tiem-vaccine-covid-19-cho-tre-em-5-11-tuoi-1216/feed/ 0
Vì sao bệnh tay chân miệng có khả năng tái phát và nguy hiểm? https://blackwell.vn/vi-sao-benh-tay-chan-mieng-co-kha-nang-tai-phat-va-nguy-hiem-669/ https://blackwell.vn/vi-sao-benh-tay-chan-mieng-co-kha-nang-tai-phat-va-nguy-hiem-669/#respond Thu, 08 Apr 2021 07:37:16 +0000 https://blackwell.vn/?p=669 Có nhiều bậc cha mẹ chủ quan khi cho rằng trẻ đã từng bị bệnh tay chân miệng sẽ không mắc lại lần 2, tuy nhiên trên thực tế căn bệnh này hoàn toàn có thể quay trở lại trên cơ thể trẻ nhiều lần và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Giải thích về vấn đề bệnh tay chân miệng có thể khiến cho trẻ mắc lại nhiều lần. Theo  BS CKII Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng TP HCM cho biết; Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virút đường ruột gây ra. Và điều quan trọng cho đến hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng ngừa bệnh tay chân miệng, vì thế khả năng tạo kháng thể chống lại siêu vi gây bệnh tay chân miệng là rất thấp.

Bên cạnh đó, siêu vi đường ruột là một loại siêu vi có rất là nhiều chủng, nhiều họ và có thể lây lan cho nhau. Chính vì thế, những trẻ đã từng bị mắc tay chân miệng thì vẫn có thể mắc lại căn bệnh này nhưng của những chủng khác. “Trong tất cả các chủng gây bệnh tay chân miệng cho người gồm có các chủng là: chủng A, chủng B, chủng C và trong các chủng đó thì nhóm Enterovirus 71 thuộc chủng A là có thể gây biến chứng”. BS Tiến cho biết thêm.

Bệnh dễ lây và nguy hiểm thế nào?

Các chuyên gia cho rằng, không phải ai nhiễm bệnh tay chân miệng đều có biểu hiện của bệnh.  Thông thường biểu hiện sớm nhất của bệnh là mệt mỏi, sốt nhẹ (38 – 38,5 độ C), đau họng, sổ mũi diễn ra trong vài ngày. Sau đó sẽ xuất hiện các mụn nước ở niêm mạc miệng, thường là ở mặt trong má, lợi, mặt bên của lưỡi; các mụn nước có kích thước nhỏ (2 – 3mm) nằm trên một nền niêm mạc viêm đỏ.  Các mụn nước trong miệng dập vỡ rất nhanh tạo ra các vết loét, đau rát.  Mụn nước, bọng nước sẽ tiếp tục xuất hiện ở bàn chân, bàn tay, đôi khi gặp cả mụn nước, bọng nước ở mông.

Tuy nhiên, có một số trường hợp không điển hình và triệu chứng trên không rõ ràng, chỉ có loét miệng, hoặc không rõ dạng bóng nước, chỉ là dạng chấm hoặc hồng ban. Điều này khiến người thân nhầm lẫn với các bệnh khác và thường chỉ phát hiện khi bệnh đã biến chứng quá nặng.

– Đặc điểm tiếp theo khiến bệnh dễ gặp nguy hiểm ở trẻ là bệnh thường tấn công ở trẻ có sức đề kháng yếu. và thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và rất ít thấy ở trẻ trên 5 tuổi. Trẻ càng nhỏ thì các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn.

Trẻ em có nguy cơ lây nhiễm vi rút và mắc bệnh cao hơn vì hệ thống miễn dịch chưa hoàn thiện, khả năng đề kháng và miễn dịch yếu hơn người lớn.

Ngoài ra, trẻ cũng là đối tượng hay đưa tay, đồ chơi vào miệng – khiến vi rút dễ xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc miệng hay ruột vào hệ thống hạch bạch huyết. Bệnh phát triển rất nhanh và gây ra các tổn thương ở da và niêm mạc.

Virút gây bệnh tay chân miệng có thể lây lan từ người sang người thông qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết mũi họng, nước bọt, chất dịch từ bọng nước hoặc phân của người bệnh.  Do đó, bệnh rất khó phòng ngừa nhất là khi trẻ đi học tại nhà trẻ, mẫu giáo.

Nguy cơ “trẻ lây cho trẻ” mạnh nhất trong tuần đầu tiên sau khi một trẻ nhiễm bệnh nhưng giai đoạn lây nhiễm có thể kéo dài vài tuần do virút còn trong phân.

Thực tế, dù trẻ bị nhiễm bệnh và cách ly ở nhà 1-2 tuần cho tới khi hết bệnh thì khi đi học, trẻ vẫn có thể lây bệnh cho các bạn khác.

– Bệnh tay chân miệng hiện chưa có thuốc phòng chống vi rút hoặc các loại vắc xin đặc hiệu để phòng ngừa các loại vi rút enterovirus không gây bại liệt.

Các biện pháp điều trị chủ yếu là chăm sóc bệnh nhân. Cho bệnh nhân dùng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau; bù đủ nước cho bệnh nhân nếu có sốt cao. Bệnh nhân cần được ăn đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu; vệ sinh miệng thường xuyên bằng các dung dịch sát khuẩn…

Nguồn: suckhoedoisong.vn

]]>
https://blackwell.vn/vi-sao-benh-tay-chan-mieng-co-kha-nang-tai-phat-va-nguy-hiem-669/feed/ 0