Sâu răng là bệnh thường gặp ở trẻ em. Vì vậy, nếu trẻ bị sâu răng không được ba mẹ phát hiện và chữa trị kịp thời, sẽ gây ra sự khó chịu cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Vậy trẻ bị sâu răng thì ba mẹ phải làm sao?
Mục lục
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ
Đối với trẻ dưới 3 tuổi
Với trẻ dưới 3 tuổi, răng chưa phát triển hoàn thiện. Dưới đây là các nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng, đối với trẻ dưới 3 tuổi:
Tiếp xúc với vi khuẩn
Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ ba mẹ sang con bằng đường nước bọt. Việc ba mẹ hôn môi, dùng chung dụng cụ ăn uống (như thìa,…) với trẻ sẽ làm tăng nguy cơ lây vi khuẩn, khiến trẻ bị sâu răng.
Tiếp xúc với đường
Ba mẹ thường hay để trẻ ăn rất nhiều đồ ngọt như: sữa, nước trái cây, nước ngọt, kẹo,… Tuy nhiên, đường và phẩm màu có trong các loại thức ăn này khiến men răng của con dễ tổn thương hơn. Vì vậy, ba mẹ nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loại thực phẩm trên để tránh trẻ bị sâu răng.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Vì nghĩ rằng răng con mọc chưa đủ, nên nhiều ba mẹ bỏ qua việc vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên, đây là một việc làm sai lầm. Ba mẹ vẫn nên duy trì thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé.
Để vệ sinh răng miệng cho bé, ba mẹ có thể dùng khăn vệ sinh sạch phần nướu, răng có trên miệng và khoang miệng của bé sau mỗi tối trước khi ngủ hoặc đánh răng cho bé bằng bàn chải và kem đánh răng dành cho trẻ (dành cho trẻ trên 2 tuổi)
Đối với trẻ trên 3 tuổi
Đối với trẻ trên 3 tuổi, răng đã phát triển hoàn thiện hơn. Vì vậy, dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị sâu răng:
Chế độ ăn nhiều đường và tinh bột
Các loại thức ăn chứa nhiều đường và tinh bột như: bánh, kẹo, đồ ăn nhanh,… thường sẽ làm hỏng men răng của trẻ. Vì vậy, việc trẻ thường xuyên ăn ăn vặt cũng khiến răng bị tổn thương.
Thiếu lượng khoáng men răng cần thiết (Fluoride)
Fluoride là khoáng chất có công dụng ngăn ngừa sự phá hoại răng của vi khuẩn và củng cố men răng. Những trẻ không sử dụng kem đánh răng chứa fluoride thường dễ sâu răng hơn những đứa trẻ khác.
Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách
Theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha Khoa Hoa Kỳ (ADA), trẻ nên đánh răng ít nhất 2 lần một ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối để ngừa sâu răng hiệu quả. Ngoài ra, trẻ cũng nên vệ sinh kỹ từng kẽ răng và đánh răng ít nhất 2 phút.
Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị sâu răng
Ba mẹ thường rất khó phát hiện trẻ bị sâu răng vì không phải lúc nào các dấu hiệu cũng xuất hiện rõ ràng. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ bị sâu răng:
- Đau nhức răng khi ăn
- Xuất hiện vết ố màu trắng hoặc nâu trên răng
- Hơi thở có mùi hôi
- Nhạy cảm với các món ăn quá lạnh hoặc quá nóng (ê buốt)
- Biếng ăn
- Quấy khóc
Trẻ bị sâu răng nếu không được điều trị kịp thời và kéo dài trong thời gian dài, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Trẻ bị sâu răng có thể dẫn đến việc mất răng, gây ảnh hưởng đến cấu trúc hàm và mặt của bé. Trong các trường hợp khác, bệnh sâu răng có thể gây biếng ăn và không đảm bảo cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Hơn nữa, răng cũng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình học phát âm và giao tiếp. Nếu tình trạng trẻ bị sâu răng kéo dài, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng nói và học ngôn ngữ của bé sau này.
Trẻ bị sâu răng, ba mẹ phải làm sao?
Loại bỏ các thói quen xấu
Để khắc phục tình trạng trẻ bị sâu răng, ba mẹ nên loại bỏ những thói quen xấu sau đây:
- Hạn chế cho trẻ bú bình vào ban đêm
- Không để trẻ ăn quá nhiều bánh kẹo, đồ ngọt
- Không để trẻ ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh
Tăng cường các thói quen tốt
Bên cạnh việc loại bỏ các thói quen xấu, ba mẹ cũng nên giúp trẻ hình thành những thói quen tốt dưới đây
- Vệ sinh răng miệng đều đặn 2 lần một ngày
- Theo khuyến cáo của các nha sĩ, bố mẹ nên vệ sinh răng miệng cho trẻ bằng các loại kem đánh răng có chứa khoáng chất fluoride
- Ba mẹ nên cho trẻ đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng một lần
Trên đây là những chia sẻ về tình trạng sâu răng ở trẻ. Trẻ bị sâu răng nếu để lâu ngày sẽ gây đau nhức, ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống sinh hoạt cũng như giao tiếp của trẻ. Vì vậy, ba mẹ nên tạo thói quen chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ nhỏ để có hàm răng khỏe mạnh và nụ cười xinh.