Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con mình phát triển khỏe mạnh, có chiều cao lý tưởng. Thế nên, ngay từ giai đoạn bào thai, mẹ cũng đã chú ý đến chiều cao và cân nặng của con. Không chỉ ở thời điểm này, khi trẻ 0 – 3 tuổi và dậy thì cũng là giai đoạn cần được mẹ chú ý bởi đây là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao vượt bậc. Các chuyên gia gọi 3 giai đoạn này là “thời kỳ vàng” phát triển chiều cao. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết thời kỳ vàng phát triển chiều cao của trẻ và cách để trẻ phát triển chiều cao lý tưởng thông qua bài viết dưới đây.
Mục lục
Tìm hiểu 3 thời kỳ vàng phát triển chiều cao của bé
Giai đoạn bào thai
Mẹ có biết, từ tháng thứ 4 của thai kỳ, hệ thống xương của em bé bắt đầu phát triển mạnh mẽ. Trong thời điểm này, chất dinh dưỡng đặc biệt là canxi rất cần thiết để giúp trẻ phát triển chiều cao.
Một số thực phẩm giàu canxi mà mẹ bầu nên ăn như hạt chia, hạt vừng, phô mai, sữa chua,…Bên cạnh đó, mẹ cũng nên giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh stress, thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Giai đoạn này sẽ tạo tiền để bé phát triển chiều cao sau này.
Giai đoạn từ 0 – 3 tuổi
Trong giai đoạn bào thai, nếu mẹ không xác định được chiều cao của con để kịp thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết thì cũng không nên lo lắng quá. Bởi chiều cao của trẻ có thể được cải thiện nếu mẹ chăm sóc thật tốt khi bé từ sinh ra đến 3 tuổi. Ở năm thứ nhất, trẻ sẽ tăng 25cm và những năm tiếp theo, mỗi năm là 10cm nếu trẻ được chăm sóc tốt. Như vậy, trong 3 năm đầu, trẻ sẽ tăng tới 45cm chiều cao.
Vì giai đoạn này quyết định đến 60% khả năng tăng trưởng chiều cao của bé nên mẹ cần đặc biệt chú ý về:
Dinh dưỡng
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú sữa mẹ đầy đủ. Sữa mẹ không những cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để giúp trẻ phát triển toàn diện mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch. 6 tháng sau đó, khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể bổ sung trong khẩu phần ăn một số thực phẩm như cá hồi, yến mạch,…giúp bé phát triển chiều cao.
Sức khỏe của bé cũng cần được quan tâm
Sụt cân, còi xương, suy dinh dưỡng,…có thể được ngăn ngừa nếu trẻ được tiêm phòng đủ liều, đúng lịch. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ra ngoài vui chơi thường xuyên hơn, tắm nắng mỗi ngày 15-20 phút vào sáng sớm sẽ giúp trẻ hấp thụ vitamin D qua đó giúp xương và răng của bé chắc khỏe.
Giai đoạn dậy thì
Có thể nói giai đoạn dậy thì là cơ hội cuối cùng để cải thiện chiều cao của một người. Độ tuổi dậy thì ở các bé trai và bé gái có sự khác biệt, với các bé gái đó là giai đoạn từ 10 – 16 tuổi, bé trai là 12 – 18 tuổi.
Ở các bé gái
Sau 10 tuổi, mỗi năm bé sẽ tăng 10cm và khi 12 tuổi, bé sẽ tăng 15cm. 8 đến 17 tuổi là độ tuổi phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất ở trẻ. Khoảng thời gian này sẽ quyết định tới 23% chiều cao của trẻ. Thế nhưng, khả năng tăng chiều cao của trẻ gái bị chậm lại khi trẻ bước sang tuổi 15.
Cùng với sự phát triển về chiều dài thì kích thước xương cũng có sự thay đổi rõ rệt, tăng lên khoảng 4% so với trong 2 khoảng thời gian đầu.
Ở các bé trai
Sau tuổi 12, mỗi năm bé trai sẽ tăng 10cm và khi 14 tuổi, bé sẽ tăng 15cm. 10 đến 19 là độ tuổi phát triển chiều cao mạnh mẽ nhất ở bé trai. Tuy nhiên, bước sang tuổi 17, chiều cao có xu hướng tăng chậm dần lại.
Kích thước xương cũng thay đổi rõ rệt, mỗi năm tăng 5 – 8% so với trong 2 khoảng thời gian đầu. Đó chính là lý do khi bước vào tuổi dậy thì, chiều cao của các bé trai sẽ phát triển nhanh hơn các bé gái.
Tóm lại, 10 – 15cm / năm là chiều cao mà bé có thể tăng trong giai đoạn này nếu chế độ dinh dưỡng và sức khỏe tốt. Từ năm 20 tuổi trở đi, chiều cao của bé phát triển chậm lại do sự sụt giảm các hormone liên quan đến sự hấp thu photpho và canxi. Mỗi năm trẻ sẽ chỉ tăng thêm được 1 – 2cm sau khi hết tuổi dậy thì.
Như vậy, nếu bỏ qua giai đoạn này để phát triển chiều cao thì trẻ sẽ có chiều cao hạn chế, sẽ không đạt được chiều cao lý tưởng như mong muốn. Một điều mà mẹ cũng cần chú ý là hiện nay tình trạng dậy thì sớm diễn ra ngày càng nhiều. Đây cũng là một trong những lý do khiến chiều cao của bé bị ảnh hưởng và có xu hướng chậm lại nếu trẻ dậy thì sớm.
Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết ” thời kỳ vàng” phát triển chiều cao của con
Dấu hiệu 1: Trẻ thích ăn cơm, thèm uống nước nhiều hơn
Nếu như trước đó, bé rất kén ăn, có những bé không thích ăn cơm nhưng gần đây lại có dấu hiệu thèm ăn đột ngột, đòi ăn nhiều cơm hơn thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ đang trong giai đoạn phát triển chiều cao.
Khi thấy bé yêu có dấu hiệu này thì cha mẹ nên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng hơn trong các bữa ăn, giúp con có thể tăng trưởng chiều cao một cách tốt nhất.
Mỗi bé có một thời kỳ phát triển khác nhau, do đó, mẹ nên chú ý những thay đổi của con dù là nhỏ nhất để bồi dưỡng cho trẻ. Sau thời kỳ này, chiều cao của bé sẽ thay đổi đáng kể.
Đa số những trẻ em sẽ phát triển chiều cao vượt trội trong những năm học cấp 2, nhưng ở một số trẻ sẽ lớn nhanh những năm học tiểu học, con đã phát triển nhiều về chiều cao. Do đó, nhiều mẹ thường để sữa hay một số đồ ăn thêm để trẻ lúc nào cũng đủ no, đủ chất, chiều cao của bé được phát triển tối đa.
Dấu hiệu 2: Trẻ kêu đau chân
Khi trẻ sẽ phát triển vượt trội về chiều cao, một số bé sẽ có biểu hiện đau chân, nhưng cũng có thể trẻ không để ý đến dấu hiệu này. Vì trẻ đang trong thời kỳ phát triển chiều cao nhanh nhất, cơn đau ở vùng chân xuất hiện do lượng hormone kích thích tăng trưởng chiều cao sản xuất nhiều hơn.
Đau chân là một hiện tượng bình thường trong giai đoạn này, mẹ không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ kêu đau nhiều, kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám, bổ sung thêm đạm, thực phẩm từ sữa, đậu nếu trẻ không bị thiếu canxi. Trước khi đi ngủ, vào mỗi buổi tối, bé nên uống một cốc sữa đảm bảo lượng canxi luôn đủ cho cơ thể phát triển trong đêm.
Dấu hiệu 3: Khi ngủ, trẻ hay đạp chân
Đạp chân trong khi ngủ là hành động mà hầu hết mọi người đều trải qua, nhất là trong khi ngủ mơ, từ từ nhấc chân lên và đạp mạnh xuống giường. Một số người còn đạp mạnh vào người ngủ cùng bên cạnh.
Thế nhưng, khi ở trong giai đoạn phát triển chiều cao, trẻ thường xuyên có những hành động này. Một số trẻ thường xuyên mơ, đột nhiên ngồi bật dậy, đạp chân hay mơ mình đang chạy bộ. Những hành động này có thể gặp ở nhiều giai đoạn trong đời, kể cả người lớn, tuy nhiên diễn ra không thường xuyên.
Nếu bé có dấu hiệu này thì mẹ nên chú ý và hỗ trợ bé để bé phát triển chiều cao một cách toàn diện nhất.
Tại sao mẹ cần biết “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao của con?
Một sai lầm mà nhiều bậc phụ huynh mắc phải chính là có suy nghĩ rằng chiều cao của trẻ đa phần phụ thuộc vào di truyền. Thế nhưng, theo các nhà khoa học, di truyền chỉ quyết định 23% đến sự phát triển chiều cao của trẻ, 77% còn lại phụ thuộc vào chế độ ăn uống, sinh hoạt, vận động và môi trường sống. Kể từ tháng thứ 4 của thai kỳ đến hết độ tuổi dậy thì, quá trình tăng trưởng chiều cao của bé diễn ra liên tục.
Khi mới lọt lòng, phần lớn các xương được hình thành từ sụn và theo thời gian sẽ dần trở thành xương cùng với sự phát triển của trẻ. Quá trình này gọi là cốt hóa. Nhờ tế bào màng xương phân chia, xương phát triển về chiều ngang. Còn xương dài ra chính là do sự phân bào ở phần sụn hay còn gọi là các điểm cốt hóa của xương.
Mẹ có thể dựa vào yếu tố chính này để bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé, là tiền đề để giúp bé phát triển chiều cao sau này. Như vậy, quá trình phát triển chiều cao của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải là do di truyền. Do đó, mẹ nên nắm bắt “thời điểm vàng” để giúp bé phát triển chiều cao tốt nhất. Việc này có thể giúp mẹ thay đổi và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp nhất với con.
Trong giai đoạn vàng phát triển chiều cao, mẹ cần lưu ý điều gì?
Để trẻ có thể đạt được chiều cao lý tưởng như mẹ mong muốn, ngoài việc hiểu rõ “thời điểm vàng” phát triển của con thì mẹ cũng cần có những hành động hỗ trợ kịp thời giúp con cao khỏe.
Mẹ nên tham khảo một số cách dưới đây
Chế độ dinh dưỡng
Trong sự tăng trưởng về chiều cao, dinh dưỡng chiếm đến 32%. Không chỉ giúp trẻ phát triển về chiều cao, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp trẻ phát triển tốt cả về thể chất và tinh thần. Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, chế độ ăn đã được mẹ đặc biệt quan tâm. Khi chào đời, bé nên bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì sữa mẹ là nguồn cung cấp dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Khi ăn dặm, trẻ cần được cung cấp đầy đủ 4 nhóm chất cần thiết như chất béo, chất đạm, đường, vitamin và khoáng chất.
- Để hình thành nên cấu trúc cơ thể, không thể thiếu chất béo, đặc biệt là các acid amin cần thiết có trong đạm động vật.
- Chất béo làm tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, E, K) hỗ trợ xương phát triển, trong đó có xương dài khi trẻ còn nhỏ.
- Canxi, magie, đồng, mangan, DHA,…là những khoáng chất thiết yếu cần được bổ sung hỗ trợ bé phát triển chiều cao tốt nhất.
Xem ngay: 15 thực phẩm giàu canxi mẹ cần bổ sung ngay cho bé
Cho trẻ tập luyện thể dục thể thao
Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao quyết định 20% trong sự phát triển chiều cao của con người. Hiện nay, trẻ thường có xu hướng đi học nhiều hơn cùng với sự phát triển của các thiết bị điện tử làm giảm bớt thời gian trẻ vận động.
Vì vậy, sau mỗi giờ học, tùy theo sở thích của trẻ, mẹ có thể khuyến khích con tham gia một số môn thể thao. Hoạt động này vừa tạo cho con cảm giác thoải mái sau mỗi giờ học vừa giúp con có thể phát triển chiều cao. Một số môn thể thao được nhiều mẹ lựa chọn hỗ trợ chiều cao tối ưu như bơi lội, xà đơn xà kép, chạy bộ,…
Cho trẻ ngủ đủ giấc, đúng giờ
Do quá trình phát triển chiều dài xương diễn ra vào ban đêm nên giấc ngủ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao. Theo các nghiên cứu khoa học tại Hoa Kỳ, khi nghỉ ngơi hay khi ngủ, quá trình phát triển xương diễn ra 90%. Ngược lại, khi trẻ mất ngủ hay ngủ muộn có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao. Giấc ngủ ngon, sâu giấc sẽ giúp trẻ tăng cường hấp thu canxi, cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng, xương dài ra và thể chất được phát triển toàn diện. Tùy theo nhu cầu của mỗi lứa tuổi, số giờ ngủ sẽ khác nhau, tuy nhiên nhìn chung 8 giờ / ngày là thời gian ngủ hợp lý cho trẻ.
Đọc thêm: Tăng cường canxi cho bé bằng Dr.Blackwell D3 K2MK7
Qua bài viết trên đây, mẹ cũng đã hiểu rõ về thời kỳ vàng phát triển chiều cao của bé. Từ đó, mẹ cũng nên chú ý và bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng hợp lý để con đạt được chiều cao lý tưởng.