Theo thống kê, có đến 95% tổng số trường hợp trẻ bị táo bón do các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Vì vậy, hầu hết các cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả đều tập trung vào việc điều chỉnh thói quen và cải thiện chế độ ăn uống của trẻ. Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu các cách trị táo bón cho trẻ nhé!
Mục lục
1. Táo bón ở trẻ em là gì?
Trẻ bị táo bón là khi số lần đi đại tiện ít hơn bình thường (dưới 3 lần/tuần) và kèm theo các biểu hiện như: đau hậu môn, gặp khó khăn khi đại tiện. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này là do chất thải bị khô, di chuyển chậm chạp trong đường tiêu hóa, vì vậy khó đi ra ngoài. Những trường hợp trẻ ít đi đại tiện hơn bình thường nhưng đi dễ, chất thải mềm thì không được coi là táo bón.
Nếu tình trạng táo bón ở trẻ kéo dài, chất thải sẽ tích tụ nhiều trong đại tràng. Từ đó, các thành phần độc hại chứa trong chất thải sẽ bị hấp thu ngược vào trong ruột, gây hại cho cơ thể của trẻ. Chính vì thế, ba mẹ cần phát hiện tình trạng táo bón sớm để đưa ra cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả càng sớm càng tốt.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bọn
Để biết được cách trị táo bón cho trẻ, ba mẹ cần biết được những nguyên nhân gây ra bệnh táo bón. Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón, trong đó, có 2 nguyên chính sau đây:
Nguyên nhân chức năng
Thói quen nhịn đi đại tiện ở trẻ
Một số trẻ thường có xu hướng nhịn đi đại tiện vì những lý do như: không muốn đi vệ sinh ở nơi công cộng, xa lạ vì nó không tạo cảm giác thoải mái như ở nhà; không muốn gián đoạn cuộc chơi;… Tất cả những lý do này khiến phân tích tụ ở đại tràng. Từ đó, trẻ phải rặn nhiều khi đi đại tiện để thải ra lượng phân này ra ngoài. Lúc này, trẻ cảm thấy bị đau, khó chịu, vì vậy, trẻ có xu hướng cố gắng nhịn đi tiêu để không bị đau.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Sự thiếu hụt các chất từ trái cây và rau xanh trong chế độ ăn hàng ngày của trẻ, cùng với việc trẻ không uống đủ lượng nước hàng ngày, cũng là nguyên nhân khiến trẻ gặp vấn đề táo bón. Ngoài ra, giai đoạn cai sữa và bắt đầu ăn dặm cũng là thời kỳ mà trẻ dễ phải trải qua tình trạng táo bón.
Tác dụng của một số loại thuốc
Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến các chức năng của ruột, làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị táo bón và khiến tình trạng táo bón trở nên nghiêm trọng hơn.
Yếu tố từ bên ngoài
Các yếu tố từ bên ngoài như thay đổi thời tiết, du lịch, khí hậu nóng bức,… cũng làm thay đổi thói quen ăn uống và hoạt động của hệ tiêu hóa. Đó là lý do vì sao có rất nhiều trẻ bị táo bón khi đi du lịch, đi chơi, đi học xa nhà hoặc khi mùa hè tới.
Nguyên nhân thực thể
Trẻ mắc các bệnh: cường giáp, phì đại tràng bẩm sinh, đái tháo đường và các bệnh liên quan đến thần kinh cũng có thể là gây ra tình trạng táo bón nặng.
3. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón
Trẻ bị táo bón, ba mẹ có thể nhận biết dễ dàng thông qua các dấu hiệu sau:
- Trẻ có cảm giác biếng ăn, lâu dần khi các chất dinh dưỡng bị thiếu hụt dẫn đến sự phát triển không đồng đều ở trẻ.
- Trẻ cảm thấy căng thẳng, khó chịu khi đi đại tiện
- Trẻ cảm thấy đau bụng, đầy hơi, chướng bụng
- Ba mẹ thấy phân của bé bị khô cứng và có thể có lẫn cả máu
Trên đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón, ba mẹ cần quan sát trẻ thật kỹ để phát hiện sớm tình trạng táo bón ở con trẻ, từ đó tìm ra cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả.
4. Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả
Bù nước
Mất nước là vấn đề thường xuyên xảy ra khi trẻ bị táo bón. Để cải thiện tình trạng này, mẹ có thể cho trẻ uống một ít nước khoáng có gas. Cách này đã được một số nghiên cứu chứng minh là có hiệu quả giảm táo bón nhiều hơn so với nước lọc. Lưu ý, mẹ chỉ nên sử dụng nước khoáng có gas, không sử dụng nước ngọt có gas vì loại nước này có thể khiến tình trạng táo bón của trẻ trở nên tồi tệ hơn.
Bổ sung chất xơ
Các chuyên giá khuyến cáo trẻ bị táo bón nên ăn nhiều trái cây và rau xanh nhằm bổ sung đủ lượng chất xơ, vitamin và các vi khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Việc tăng cường chất xơ nạp vào cơ thể mỗi ngày sẽ hỗ trợ khả năng vận động của ruột, khiến phân dễ di chuyển hơn, từ đó, cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ.
Bổ sung lợi khuẩn
Táo bón ở trẻ có thể liên quan đến sự mất cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột. Do đó, khi trẻ bị táo bón, mẹ nên bổ sung lợi khuẩn cho trẻ thông qua một số thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, men vi sinh, kẹo dẻo lợi khuẩn,…
Cho trẻ vận động thường xuyên
Việc vận động thường xuyên sẽ giúp ruột của trẻ được chuyển động, từ đó, giảm nhẹ các triệu chứng táo bón ở trẻ. Do đó, mẹ nên cho trẻ vận động từ 30-60 phút mỗi ngày.
Thiết lập giờ đi vệ sinh đều đặn
Đối với trẻ nhỏ, mẹ nên thiết lập cho trẻ giờ đi vệ sinh đều đặn bằng cách thông báo cho trẻ “đến giờ đi vệ sinh rồi” thay vì hỏi trẻ đã muốn đi vệ sinh chưa hay có mắc vệ sinh không. Thời điểm tốt nhất trong ngày để trẻ đi vệ sinh là sau bữa ăn hoặc bất cứ lúc nào trẻ muốn đi. Thời gian đầu, mẹ nên tập cho trẻ ngồi ít nhất 10 phút/lần. Đồng thời, mẹ có thể đặt một chiếc ghế đẩu nhỏ dưới chân để trẻ ngồi thoải mái hơn, dễ đẩy phân ra ngoài hơn.
Mát xa bụng cho trẻ
Khi trẻ bị táo bón, việc mát xa bụng cho trẻ có tác dụng kích thích nhu động ruột, giúp tình trạng táo bón của trẻ được cải thiện nhanh chóng. Để mát xa bụng trị táo bón cho trẻ, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:
- Mẹ chà xát hai bàn tay vào nhau để làm ấm tay trước khi mát xa cho trẻ, sau đó, nhỏ vài giọt dầu mát xa dành cho trẻ em vào lòng bàn tay.
- Đặt trẻ trong tư thế nằm ngửa, dùng các đầu ngón tay ấn nhẹ lên bụng trẻ tạo thành hình chữ U ngược, di chuyển nhẹ nhàng từ phía dưới bên trái, lên trên, kéo ngang qua phía trên rốn và cuối cùng xuống phía dưới.
- Thực hiện thao tác này liên tục 10-15 lần, lặp lại 2-3 lần /ngày.
Bên cạnh đó, mẹ có thể đặt trẻ nằm ngửa, nắm 2 chân của trẻ di chuyển theo động tác đạp xe đạp để trị táo bón cho trẻ.
Táo bón là tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Các vấn đề liên quan đến chế độ dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt hàng ngày của trẻ chính là nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Vì vậy, cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả chính là điều chỉnh chế độ ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.