Từ lâu, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa việc cơ thể được cung cấp đầy đủ DHA và sự phát triển trí não cũng như các chức năng hoạt động thị giác và khả năng miễn dịch. Bài viết hôm nay, Blackwell.vn sẽ giúp bạn có được cái nhìn chi tiết hơn về vai trò của DHA đối với cơ thể. Sự thiếu hụt DHA có thể dẫn đến những nguy cơ nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!
Mục lục
DHA là gì?
DHA tồn tại trong những thực phẩm nào là chủ yếu?
Theo các nghiên cứu, không có quá nhiều nguồn cung cấp DHA trong tự nhiên. Thông thường, bạn có thể hấp thu DHA khi tiêu thụ các thực phẩm sau:
- Sữa mẹ: là nguồn cung cấp DHA tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
- Các loại cá béo: cá cơm, cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ và cá bơn, cá tuyết…
- Động vật nhuyễn thể: hàu, trai, mực, cua, tôm biển…
- Trứng: chứa một lượng nhỏ DHA, nhưng những quả trứng được làm giàu DHA mới có thể chứa tới 57mg DHA/quả.
- Tảo: Một số loại tảo, rong biển là nguồn cung cấp DHA tự nhiên. Trong khi hầu hết mọi người tin rằng cá tự sản xuất ra các axit omega-3, trên thực tế, chính tảo trong chuỗi thức ăn của chúng đã khiến chúng trở thành nguồn cung cấp dồi dào các omega-3 này.
- Ngũ cốc: Hạt óc chó, hạnh nhân, lạc, hạt điều…
- Các chất bổ sung: như dầu cá và thực phẩm chức năng chứa DHA.
Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của DHA không phải ai cũng biết
DHA có mặt và đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các thời điểm của cuộc đời mỗi người. Hãy cùng Blackwell.vn khám phá lợi ích mà DHA mang lại cho cơ thể qua từng giai đoạn nhé.
Với phụ nữ mang thai
Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ được khuyên nên bổ sung 200mg – 300mg DHA mỗi ngày do những lợi ích của nó đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ của trẻ hoàn thiện và phát triển đạt 25% trọng lượng não người lớn, vì vậy mẹ bầu nên chú ý bổ sung đủ DHA vào thời điểm này.
Ngoài ra, DHA không chỉ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi mà ngay bản thân mẹ bầu cũng được hưởng lợi ích từ việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất này. Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng, DHA có khả năng cải thiện tâm trạng của người mẹ trong thai kỳ. Ngày nay, tình trạng mẹ bầu bị trầm cảm trong quá trình mang thai và sau sinh rất phổ biến, DHA giúp ngăn ngừa nguy cơ hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh trầm cảm ở người mẹ trong suốt và sau thời gian thai kỳ.
Mối liên hệ tích cực giữa việc bổ sung DHA trong thai kỳ và sức khỏe của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời được thể hiện qua các khía cạnh sau:
Sinh đủ tháng: Bổ sung DHA trong những suốt thai kỳ cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non sớm. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, các trường hợp mang thai mà mẹ bầu được cung cấp đủ DHA thì tỷ lệ trẻ sinh ra ở tuần thứ 34 trở lên thấp hơn và nếu có trường hợp trẻ bị sinh non thì thời gian nằm viện ngắn hơn các trường hợp còn lại.
Phát triển trí não: Thời kỳ thai nhi, các tế bào não của trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với trung bình khoảng 250.000 tế bào thần kinh được hình thành trong mỗi phút. DHA tại thời điểm này có tác dụng cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng khả năng vận chuyển thông tin giữa các tế bào thần kinh.
Sức khỏe của mắt: Cùng với vai trò thúc đẩy sự phát triển và độ nhạy của hệ thần kinh, trẻ nhỏ được bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA từ khi còn trong bụng mẹ sẽ có thị giác tốt hơn những trường hợp thiếu hụt DHA.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ và rối loạn tăng động, giảm chú ý (viết tắt là ADHD): Nghiên cứu bổ sung được công bố trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition vào năm 2019 cho thấy rằng mức DHA cao hơn khi mới sinh có liên quan đến sức khỏe phát triển thần kinh ở trẻ em tốt hơn, trong khi mức DHA thấp hơn có liên quan đến tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ và khả năng bị ADHD.
Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu phụ nữ mang thai được cung cấp đủ DHA trong thời gian thai kỳ thì bé sinh ra sẽ đạt được trọng lượng tiêu chuẩn và có hệ miễn dịch tốt, ít mắc các bệnh viêm nhiễm như bệnh hô hấp và đường ruột.
Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Trong 6 tháng đầu đời, DHA đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Não bé phát triển đạt 50% trọng lượng não người lớn. Vì thế, các bà mẹ đang cho con bú được khuyến khích bổ sung 200mg đến 300mg DHA mỗi ngày, và nếu trẻ cần dùng thêm sữa ngoài, hãy chọn các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa DHA.
Thời gian trẻ từ 1-5 tuổi bộ não của trẻ phát triển mạnh song hành với với các hoạt động học tập, quan sát, ghi nhớ, tiếp thu, phân tích mọi thứ mới mẻ từ cuộc sống. Lúc này, trọng lượng não bộ đạt tới 85% não người lớn. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đây cũng là thời điểm vàng để cung cấp DHA giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy hơn.
Mức DHA thấp trong thời thơ ấu có liên quan đến các vấn đề của trẻ như:
- Khả năng nhận thức, phân tích, ghi nhớ kém liên quan đến hiệu suất hoạt động của trí não.
- Bé có thể kém tập trung, trở ngại trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức ở lớp và làm bài tập ở nhà.
- Khả năng ngôn ngữ, diễn đạt của bé có thể kém hơn các bạn cùng trang lứa.
- DHA thấp liên quan đến các rối loạn hành vi ở trẻ như tăng động giảm chú ý, trầm cảm…
- Thị lực của trẻ nhỏ có thể kém hoặc dễ bị suy giảm.
Qua đây, các bạn có thể thấy tầm quan trọng của DHA với trí tuệ và sự phát triển của trẻ em rất rõ ràng. Hãy đồng hành cùng bé yêu trong những năm tháng đầu đời bằng việc tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển vượt bậc của não bộ. Việc này được thực hiện bằng cách tìm hiểu và bổ sung DHA cho trẻ thông qua các nguồn cung cấp DHA từ thực phẩm cho trẻ ăn uống hằng ngày, hoặc có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung DHA cho bé bằng các chế phẩm tổng hợp hiệu quả.
Không phải chỉ trẻ em là đối tượng duy nhất cần bổ sung DHA. Ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành hoặc đang già đi, DHA vẫn giữ vai trò quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của não bộ và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hại.
Với người trưởng thành và người già
Sức khỏe não bộ: DHA có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Các thử nghiệm lâm sàng được công bố trước đây phát hiện ra rằng việc bổ sung 900mg chứa cả DHA và EPA có thể giúp điều trị chứng suy giảm nhận thức nhẹ, nhưng lưu ý rằng nó không giúp điều trị bệnh Alzheimer.
Trầm cảm: DHA giúp chữa lành những tổn thương của tế bào thần kinh, DHA và EPA hỗ trợ serotonin, một chất dẫn truyền xung thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm ở người trưởng thành.
Bệnh tim: DHA có vai trò là thành phần cấu trúc nên mô tim và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Tăng cường thị lực: Các sản phẩm chứa DHA như dầu cá có thể giúp mắt sáng hơn, giảm khô mắt và các vấn đề liên quan đến võng mạc.
Các bệnh khác: Dù cần thêm nhiều bằng chứng để chứng minh hàm lượng DHA đạt tiêu chuẩn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hiểm nghèo như ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…nhưng thông qua khả năng chống viêm của DHA cũng phần nào giảm thiểu khả năng mắc các chứng bệnh này.
Đọc thêm: Dr.Blackwell DHA drops là gì?
Liều lượng DHA phù hợp với từng đối tượng
DHA rất cần thiết và cần được bổ sung trong hầu hết các giai đoạn của cuộc đời. Vậy liều lượng của loại axit omega-3 này bao nhiêu là đủ? Bạn nên tiêu thụ bao nhiêu mg DHA?
Các liều sau đây đã được nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học theo từng nhóm đối tượng:
- Phụ nữ mang thai và cho con bú
200mg DHA / ngày cho phụ nữ mang thai và cho con bú là khuyến nghị của hội thảo do Viện Y tế Quốc gia và Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Axit béo và Lipid (NIH / ISSFAL) tài trợ.
- Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bú sữa mẹ: Không cần bổ sung trực tiếp nếu mẹ có hàm lượng phù hợp
- Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không được bú sữa mẹ:
0 tháng-1 tuổi (0-15 lbs): 500 mg EPA + DHA mỗi ngày
1-3 tuổi (~ 15-40 lbs): 800 mg EPA + DHA mỗi ngày
Trẻ em và Người lớn
500mg DHA và EPA / ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh là lượng khuyến nghị do Hiệp hội Nghiên cứu Axit béo và Lipid Quốc tế (ISSFAL) đề xuất cho sức khỏe tim mạch.
Khuyến cáo với đối tượng sử dụng
- Mang thai và cho con bú: DHA an toàn tuyệt đối khi được dùng bằng đường uống với lượng thích hợp trong thời kỳ mang thai và cho con bú. DHA được sử dụng phổ biến trong thời kỳ mang thai và là một thành phần trong một số vitamin trước khi sinh.
- Trẻ sơ sinh và trẻ em: DHA an toàn tuyệt đối khi sử dụng hợp lý. DHA là một thành phần của một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ sinh non dưới 39 tuần tuổi, cần thận trọng trước khi quyết định bổ sung DHA cho trẻ, bởi nó có thể không an toàn và nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thở ở trẻ sinh non vốn đã khó thở.
- Bệnh tiểu đường: DHA có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, chúng tôi khuyến cáo đối tượng này nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu cần bổ sung DHA.
Tương tác của DHA
Hãy thận trọng với sự kết hợp của DHA với các loại thuốc sau đây để tránh xảy ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe:
- Thuốc làm chậm đông máu (Thuốc chống đông máu / Thuốc chống kết tập tiểu cầu) tương tác với DHA
DHA (axit docosahexaenoic) thường được kết hợp với EPA (axit eicosapentaenoic). EPA có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng DHA (axit docosahexaenoic) cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
Một số loại thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam, những loại khác), ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), naproxen (Anaprox, Naprosyn, những loại khác), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox) , heparin, warfarin (Coumadin), và những loại khác. - Thuốc điều trị huyết áp cao (Thuốc hạ huyết áp) tương tác với DHA
DHA có thể làm giảm huyết áp. Dùng DHA cùng với thuốc điều trị huyết áp cao có thể khiến huyết áp của bạn xuống quá thấp.
Một số thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), losartan (Cozaar), valsartan (Diovan), diltiazem (Cardizem), Amlodipine (Norvasc), hydrochlorothiazide (HydroDiuril), furosemide (Lasix), và nhiều loại khác.
Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã ý thức được tầm quan trọng của DHA với sức khỏe của mỗi người và lợi ích của việc cung cấp đủ lượng DHA cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi quyết định bổ sung DHA, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được hướng dẫn bổ sung đúng cách bạn nhé.