Bệnh tự kỷ là một mối đe dọa đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sẽ giúp ba mẹ đưa ra được những phương pháp điều trị thích hợp và kịp thời để giúp trẻ sớm hòa nhập được với cuộc sống xung quanh.
Mục lục
Tự kỷ là bệnh như thế nào?
Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, và sự phát triển trí tuệ không đều đôi khi có khuyết tật về trí tuệ. Triệu chứng bắt đầu từ giai đoạn sớm của thời thơ ấu.
Trẻ tự kỷ thường có nhiều rối loạn bao gồm cả những khiếm khuyết về tương tác xã hội, về sự phát triển hành vi, ngôn ngữ. Trẻ mắc bệnh tự kỷ thường gặp khó khăn trong việc giao tiếp và nói chuyện với những người xung quanh. Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn kèm theo tăng động và trí tuệ kém.
Nguyên nhân trẻ bị tự kỷ
Trước khi tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ, ba mẹ nên hiểu rõ những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng tự kỷ ở trẻ. Dưới đây là một vài nguyên nhân phổ biến gây ra tự kỷ ở trẻ
Di truyền
Di truyền là nguyên nhân hàng đầu gây tự kỷ ở trẻ. Vì thế, trong gia đình có người bị tự kỷ thì nguy cơ trẻ bị tự kỷ sẽ cao hơn những đứa trẻ khác.
Môi trường phát triển
Nhiều trường hợp bé sinh ra bình thường, khỏe mạnh, tuy nhiên, trong quá trình lớn lên, bé thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của ba mẹ. Vì vậy, bé cảm thấy cô độc. Tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tự kỷ
Do quá trình mang thai của mẹ
Khi mang thai, nếu mẹ mắc phải một số bệnh do virus gây nên như cúm, sởi hoặc bị nhiễm độc thai nghén, có thể ảnh hưởng đến thần kinh thai nhi và là nguyên nhân khiến bé bị tự kỷ khi sinh ra
Ngoài ra, nếu trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên sử dụng chất kích thích, thuốc an thần,… cũng có thể ảnh hưởng đến em bé.
Các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ nên biết
Việc phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là vô cùng quan trọng. Vì khi đó, ba mẹ có thể đưa ra những biện pháp thích hợp, giúp trẻ tránh khỏi những hệ lụy nghiêm trọng của bệnh tự kỷ, giúp trẻ dễ dàng hòa nhập với cuộc sống hơn.
Bất thường về ngôn ngữ
Bất thường về ngôn ngữ là dấu hiệu trẻ bị tự kỷ mà ba mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra. Trẻ bị chậm nói, có thể nói được nhưng sau đó lại không nói, có những bé chỉ phát ra tiếng động và âm thanh vô nghĩa.
Ngoài ra, một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nữa ba mẹ có thể phát hiện ra là, trẻ thường có giọng lơ lớ, nói ríu lời, nói to, không biết đặt câu hỏi, không biết đối đáp hay kể lại những gì đã chứng kiến.
Bất thường về hành vi
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có hành vi kỳ lạ như: chạy vòng tròn, đi bằng các ngón chân, lắc lư, đi từng bước,… Những hành vi này có thể liên tục hoặc gián đoạn. Trong trường hợp gián đoạn, thì thường sẽ bị gián đoạn bởi các tư thế bất động hoặc bởi những tư thế kỳ dị.
Một dấu hiệu trẻ bị tự kỷ nữa là, trẻ còn thường có hành động tự gây thương tích cho bản thân như: tự cấu, tự cắn, tự cào, đánh vào đầu, nhổ tóc,…
Bất thường về cảm xúc
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ là trẻ thường có những bất thường về cảm xúc, vui buồn lẫn lộn. Cảm xúc của trẻ bị tự kỷ có thể thay đổi một cách chóng mặt, đang vui cười bỗng nhiên gào khóc rất to.
Trẻ thường có những tài năng đặc biệt
Một số trẻ tự kỷ có khả năng đặc biệt hơn so với những đứa trẻ cùng trang lứa như: ghi nhớ số điện thoại, đọc số từ sớm, bắt chước động tác nhanh, làm toán cộng nhẩm nhanh, nhớ vị trí đồ vật,… Những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ này khiến ba mẹ lầm tưởng rằng các con là những đứa trẻ thông minh.
Trẻ thu mình, ngại giao tiếp với xã hội
Dấu hiệu trẻ bị tự kỷ điển hình là thích chơi một mình, ít giao tiếp tiếp xúc xã hội. Trẻ thường thích chơi một mình trong không gian riêng, với những đồ chơi mà trẻ thường hay mang theo bên mình.
Ngoài ra, trẻ bị tự kỷ ít tiếp xúc với xã hội và mọi người xung quanh thông qua ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ. Hoặc, ba mẹ có thể để ý các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ sau: trẻ đã 3 tháng tuổi nhưng trẻ không biết cười, hay khi đã được 8 tháng tuổi nhưng bé không tỏ thái độ sợ hãi trước người lạ hay trong môi trường lạ.
Phát hiện kịp thời những dấu hiệu trẻ bị tự kỷ từ sớm là một bước quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển và hòa nhập của trẻ vào xã hội. Từ đó, ba mẹ có thể đưa ra những biện pháp can thiệp và điều trị thích hợp, tạo ra môi trường hỗ trợ cho con trẻ, và giúp trẻ phát triển tốt nhất.