Tự kỷ là một bệnh khuyết tật phát triển khiến trẻ gặp khó khăn giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi sở thích. Đối với trẻ bị tự kỷ, bố mẹ cần dành nhiều tình yêu thương và lòng kiên nhẫn hơn cho trẻ, xóa nhòa đi khoảng cách và khiến cho cuộc sống của bé trở nên hấp dẫn và ý nghĩa hơn.
Mục lục
Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là một dạng khuyết tật phát triển suốt đời do rối loạn hệ thần kinh và gây ảnh hưởng tới các hoạt động của não bộ. Bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ thường có các mức độ khác nhau, khởi phát sớm khi trẻ trước 3 tuổi và diễn biến kéo dài.
Trẻ bị tự kỷ thường gặp các khó khăn trong việc tương tác xã hội, giao tiếp ngôn ngữ, phi ngôn ngữ và các hành vi sở thích, các hoạt động của người tự kỷ thường mang tính lặp đi lặp lại.
Theo số liệu từ Bệnh viện Nhi Trung ương, tỉ lệ chẩn đoán trẻ bị mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8%. Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và có các biện pháp chữa trị phù hợp cho trẻ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và tăng hòa nhập cộng đồng.
Nguyên nhân bệnh tự kỷ ở trẻ em
Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh tự kỷ ở trẻ em nhưng có một số nhận định cho rằng, tự kỷ ở trẻ em là do:
- Di truyền: Sự phát triển thiếu hài hòa trong não bộ do một số gen gây ra gây tổn thương cho bộ não.
Trong quá trình mang thai, nếu mẹ tiếp xúc nhiều với các hóa chất độc hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… trẻ sinh ra có nguy cơ cao bị mắc tự kỷ. - Các yếu tố môi trường khác làm tăng nguy cơ tự kỷ ở trẻ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, thiếu DHA hay gia đình bỏ mặc, ít sự dạy dỗ quan tâm.
Triệu chứng của trẻ bị tự kỷ
Thông thường các dấu hiệu tự kỷ của trẻ được bộc lộ trong 3 năm đầu đời. Nếu bố mẹ có thể phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh sẽ giúp trẻ khắc phục phần nào của bệnh, sớm hòa nhập với cộng đồng. Một số triệu chứng cụ thể bố mẹ có thể thấy khi trẻ bị mắc tự kỷ:
- Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội: Trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, ít cử chỉ giao tiếp, chơi một mình, không chia sẻ với ai, chỉ làm theo ý thích của mình, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác.
- Bất thường về ngôn ngữ: Trẻ chậm nói hoặc đã nói được nhưng sau đó lại không nói, dạy không nói theo. Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi và không biết đối đáp hội thoại. Chậm nói là lý do chủ yếu để cha mẹ đưa con đi khám bệnh vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.
- Những bất thường về hành vi và thói quen: Trẻ bị tự kỷ thường có những thói quen rập khuôn như: đi về theo đúng một đường, ngồi đùng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng một bộ quần áo và luôn làm một việc theo một trình tự…
- Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kinh quá nhạy cảm như sợ khi nghe tiếng động to, khóc thét một cái hoặc bịt tai, che tại hoăc chui vào một góc sợ ánh sáng, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, sợ người khác chạm vào người, ăn không nhai và kén ăn. Ngược lại đối với những trẻ kém nhạy cảm hơn lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, ném hoặc gõ các thứ tạo ra tiếng động.
- Một số trẻ có một số khả năng đặc biệt như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, thuộc lòng nhiều bài hát, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh… khiến bố mẹ nhầm tưởng là trẻ quá thông minh.
Nếu không phát hiện và điều trị bệnh cho trẻ tự kỷ khi còn nhỏ, trẻ lớn lên sẽ có các biểu hiện như thường đi học muộn, ít hòa nhập với bạn bè, khó khăn ngôn ngữ giao tiếp, không hiểu nghĩa bóng của từ, khó khăn về học tập nhất là các môn xã hội. Nhiều trẻ có biểu hiện tăng động trong khi số khác thu mình lại.
Trẻ có nguy cơ cao mắc tự kỷ khi nào?
5 dấu hiệu sau cho thấy trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỷ:
- Khi trẻ 12 tháng không nói bập bẹ
- Khi trẻ 12 tháng vẫn chưa biết chỉ các ngón tay hoặc không có những cử chỉ điệu bộ giao tiếp phù hợp với lứa tuổi
- Khi trẻ 16 tháng chưa nói được các từ đơn
- Khi trẻ 24 tháng chưa nói được các câu có 2 từ trở lên hoặc nói chưa rõ
- Trẻ bị mất đi khả năng ngôn ngữ hoặc giao tiếp ở bất cứ độ tuổi nào
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu của bệnh tự kỷ, các yếu tố sau có thể khiến bệnh tự kỷ của trẻ nặng lên:
- Gia đình ít thời gian dành cho trẻ
- Cho trẻ tự chơi, xem tivi quá nhiều
- Ít cho trẻ tiếp xúc với những trẻ khác.
Phương pháp điều trị cho trẻ bị tự kỷ
Phương pháp y sinh học
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp giúp hoạt hóa một số cơ quan không hoạt động hoặc hoạt động kém ở trẻ tự kỷ. Phương pháp này giúp trẻ có thể thực hiện các vận động phức tạp như: vận động chéo của chân và tay, vận động các cơ quan phát âm. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp loại bỏ một số hành vi đặc trưng của bệnh tự kỷ, thay vào đó là sự tăng cường các hành vi tích cực, phù hợp với hoàn cảnh và các hoạt động xã hội.
Bấm huyệt
Bấm huyệt là một trong những cách điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em khá phổ biến. Tuy thời gian điều trị khá dài nhưng sau khi điều trị, nhiều phụ huynh cho biết trẻ có tiến bộ rõ ràng, trẻ hợp tác hơn với người lớn và chịu chơi với bạn bè. Phương pháp bấm huyệt này cũng đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh có hiệu quả trong điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em.
Oxy cao áp
Oxy cao áp hiện đang là phương pháp điều trị bệnh tự kỷ đang được sử dụng nhiều tại các nước phát triển trên thế giới như Mỹ, Anh, Brazil… Khi điều trị trẻ sẽ được đặt trong môi trường oxy tinh khiết 100% với áp suất cao khiến lượng oxy trong máu tăng lên nhiều lần so với bình thường.
Theo một số nghiên cứu, tốc độ tuần hoàn máu ở trẻ tự kỷ chậm hơn so với trẻ bình thường. Ngoài ra, trẻ tự kỷ còn có các biểu hiện như viêm thần kinh, tăng tác nhân oxy hóa, giảm khả năng vận chuyển oxy đến các bộ phận trong cơ thể. Do đó, phương pháp điều trị bằng oxy hóa cao giúp khắc phục các tình trạng này ở trẻ bị tự kỷ bằng cách cung cấp nhiều oxy hơn cho não và tăng lượng oxy đến các cơ quan.
Liệu pháp tâm lý
Liệu pháp can thiệp tâm vận động
Có nhiều biện pháp can thiệp tâm vận động cho trẻ bị tự kỷ như phương pháp ABA (ứng dụng phân tích hành vi) là biện pháp quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Biện pháp này được đưa ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Các bố mẹ có thể tham khảo để áp dụng bổ sung trong quá trình điều trị cho con.
Liệu pháp chỉnh âm và trị liệu ngôn ngữ
Trẻ bị tự kỷ thường gặp một số trở ngại về ngôn ngữ, âm ngữ trị liệu là một trong những phương pháp quan trọng để điều trị chứng tự kỷ giúp trẻ tự kỷ cải thiện giao tiếp và nâng cao chất lượng cuộc sống. Mục tiêu của phương pháp này là có thể giúp trẻ giao tiếp một cách lưu loát và hiểu những gì người khác nói. Phương pháp này có hiệu quả cao đối với trẻ tự kỷ được phát hiện và điều trị sớm.
Trong quá trình điều trị tâm lý cho trẻ bị tự kỷ, bố mẹ không nên quát mắng hay dùng những lời nặng nề với trẻ. Bố mẹ nên khuyến khích, động viên khi trẻ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tăng cường chức năng não bộ cho trẻ
Ngoài các biện pháp can thiệp từ bên ngoài, mẹ nên chú ý đến việc chăm sóc bộ não của trẻ bằng cách đảm bảo chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin c và các nguyên tố vi lượng như DHA tốt cho sự phát triển não bộ của trẻ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng DHA giúp tăng cường trí thông minh, sự tập trung và hỗ trợ điều trị chứng bệnh tự kỷ ở trẻ em. Để không quá phụ thuộc vào chế độ ăn, mẹ có thể bổ sung DHA cho trẻ qua các loại thực phẩm chức năng như Dr. Blackwell DHA Drops.
DHA Drops với nguyên liệu nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu và được chiết xuất từ cá với công nghệ KD – Pur tiên tiến nhất thế giới. Tỷ lệ vàng DHA/EPA 4/1, tỷ lệ tương đương với tỷ lệ trong sữa mẹ giúp tối đa hấp thu DHA cho bé. Không những thế, Dr.Blackwell DHA Drops nói KHÔNG với hương liệu, chất tạo màu, cung cấp cho bé nguồn DHA tinh khiết nhất và an toàn nhất. Vì vậy mà Dr. Blackwell Dha drops luôn được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyên dùng để tăng cường trí não và hỗ trợ điều trị các bệnh về thần kinh cho trẻ.
Xem thêm: Tìm hiểu về thành phần của DHA Drops
Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho các bậc phụ huynh những kiến thức cần thiết về bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ. Bố mẹ đóng vai trò quan trọng nhất và có tính quyết định tới sự tiến bộ của trẻ trong quá trình điều trị bệnh tự kỷ. Chính vì thế, khi điều trị bệnh tự kỷ cho trẻ, bố mẹ cần kiên nhẫn và phối hợp các biện pháp để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho bé.