Những năm gần đây, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh tăng động giảm chú ý đang gia tăng nhiều hơn. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Làm thế nào khi trẻ có biểu hiện bệnh tăng động giảm chú ý, mất tập trung? Chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
- Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
- Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng động, giảm chú ý
- Nguyên nhân trẻ bị rối toạn tăng động giảm chú ý, mất tập trung
- Những trẻ nào có nguy cơ bị ADHD?
- Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý, mất tập trung ở trẻ em
- Nghiên cứu về tác dụng của axit béo omega-3 trong việc điều trị và phòng ngừa ADHD ở trẻ nhỏ
Bệnh tăng động giảm chú ý là gì?
Bệnh tăng động giảm chú ý (viết tắt là ADHD) là một trong những rối loạn phát triển thần kinh phổ biến nhất của trẻ nhỏ. Nó thường được chẩn đoán lần đầu tiên trong thời thơ ấu và thường kéo dài đến tuổi trưởng thành. Trẻ ADHD có thể gặp khó khăn khi chú ý, kiểm soát các hành vi bốc đồng (có thể hành động mà không suy nghĩ về kết quả sẽ ra sao) hoặc phấn khích, kích động quá mức. Các rối loạn này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, học tập và sinh hoạt của bé. Cha mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm nhất có thể.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tăng động, giảm chú ý
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể biểu hiện theo 3 dạng sau:
- Chủ yếu là không chú ý. Phần lớn các triệu chứng rơi vào tình trạng không chú ý.
- Chủ yếu là hiếu động / bốc đồng. Phần lớn các triệu chứng là hiếu động và bốc đồng.
- Kết hợp. Đây là sự kết hợp giữa các triệu chứng thiếu chú ý và các triệu chứng hiếu động / bốc đồng.
Không chú ý
Một đứa trẻ có biểu hiện thiếu chú ý thường có thể:
- Không chú ý đến các chi tiết hoặc mắc lỗi bất cẩn trong bài tập ở trường.
- Gặp khó khăn khi tập trung vào các nhiệm vụ.
- Tránh hoặc không thích những công việc đòi hỏi nỗ lực tập trung tinh thần như thi cử.
- Mất các vật dụng cần thiết cho các nhiệm vụ hoặc hoạt động, ví dụ: đồ chơi, dụng cụ học tập…
- Dễ bị sao nhãng, phân tâm và mơ màng, không lắng nghe, ngay cả khi được nói chuyện trực tiếp.
- Gặp khó khăn khi làm theo hướng dẫn của giáo viên và không hoàn thành bài tập ở trường hoặc việc nhà.
- Gặp khó khăn khi tổ chức các nhiệm vụ và hoạt động.
- Quên làm một số hoạt động hàng ngày, hoặc bài vở.
Tăng động và bốc đồng
Một đứa trẻ có các triệu chứng hiếu động và bốc đồng thường có thể:
- Cơ thể luôn chuyển động, không ngồi yên một chỗ được.
- Luôn loay hoay gõ tay lên chân hoặc ngồi vặn vẹo trên ghế.
- Chạy xung quanh hoặc leo trèo mà không quan tâm những tình huống đó có phù hợp hay không.
- Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện một hoạt động cần sự yên lặng.
- Nói quá nhiều, thường nóng lòng ngắt lời người đang nói khi chưa đến lượt.
- Thường la hét, cáu giận, khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân.
- Có thể gặp khó khăn khi sử dụng ngôn ngữ, chậm nói hoặc nói không rõ lời.
Trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý với trẻ hiếu động thông thường
Ngoài những trường hợp bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý biểu hiện rõ rệt bằng quan sát sinh hoạt của bé hàng ngày, thì rất khó để phân biệt bé bị tăng động giảm chú ý với một trẻ hiếu động thông thường.
Hầu hết những đứa trẻ khỏe mạnh cũng đều có biểu hiện không tập trung, đôi lúc hiếu động và bốc đồng. Trẻ em chưa có sự quyết tâm và tập trung để duy trì một hoạt động lâu dài, đó là điều dễ hiểu. Thêm nữa, trẻ nhỏ rất nhiều năng lượng, đôi khi bạn thấy con mình nô đùa, nghịch ngợm không biết mệt mỏi, đó cũng là vì bạn nhỏ đó có mức độ hoạt động cao hơn những trẻ khác, không thể kết luận trẻ bị tăng động được.
Vì vậy, nếu lo lắng con mình có dấu hiệu của ADHD, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa, ví dụ bác sĩ nhi khoa nghiên cứu về phát triển hành vi, nhà tâm lý học, bác sĩ bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ thần kinh nhi khoa, nhưng điều quan trọng là phải đánh giá y tế trước để kiểm tra các nguyên nhân khác có thể gây ra khó khăn cho con bạn.
Nguyên nhân trẻ bị rối toạn tăng động giảm chú ý, mất tập trung
Trong khi nguyên nhân chính xác của ADHD không rõ ràng, các nỗ lực nghiên cứu vẫn tiếp tục. Các yếu tố có thể liên quan đến sự phát triển của ADHD bao gồm di truyền, môi trường hoặc các vấn đề với hệ thần kinh trung ương tại những thời điểm quan trọng trong quá trình phát triển.
Những trẻ nào có nguy cơ bị ADHD?
- Yếu tố di truyền khi những người cùng huyết thống có tiền sử bệnh tâm thần hoặc liên quan đến thần kinh, tâm lý.
- Nhiễm độc chì từ môi trường cũng là một yếu tố nguy cơ khiến trẻ bị ADHD.
- Trong thời gian mang thai, người mẹ sử dụng ma túy, sử dụng rượu hoặc hút thuốc.
- Trẻ bị sinh non.
Điều trị bệnh tăng động giảm chú ý, mất tập trung ở trẻ em
Chuẩn đoán bệnh tăng động giảm chú ý
Không có xét nghiệm cụ thể nào cho ADHD , nhưng chẩn đoán có thể bao gồm:
- Kiểm tra y tế, để giúp loại trừ các nguyên nhân có thể khác của các triệu chứng.
- Thu thập thông tin, chẳng hạn như bất kỳ vấn đề y tế hiện tại nào, bệnh sử cá nhân và gia đình, và hồ sơ học tập.
- Phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi dành cho các thành viên trong gia đình, giáo viên của con bạn hoặc những người khác biết rõ về con bạn, chẳng hạn như người chăm sóc, người giữ trẻ và huấn luyện viên.
- Tiêu chí ADHD từ Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần DSM-5, được xuất bản bởi Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ.
- Thang đánh giá ADHD để giúp thu thập và đánh giá thông tin về con bạn.
Bệnh tăng động giảm chú ý là một dạng bệnh liên quan đến những rối loạn thần kinh phổ biến. Các phương pháp điều trị căn bệnh này hiện nay gồm có điều trị dùng thuốc hoặc không dùng thuốc.
Phần lớn các ca bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý được chỉ định điều trị bằng thuốc. TS. Nguyễn Thị Thanh Mai – Bộ môn Nhi, Đại học Y Hà Nội – chia sẻ:
Hiện nay có 2 nhóm thuốc điều trị cho trẻ mắc ADHD gồm: thuốc kích thích tâm thần và thuốc không kích thích tâm thần. Methylphenidate (thuộc nhóm kích thích tâm thần) là thuốc được lựa chọn đầu tiên trong hướng dẫn điều trị cho trẻ mắc ADHD ở rất nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada, Anh… thuốc tác động vào hệ thống thần kinh giúp thay đổi chức năng dẫn truyền và thay đổi các vấn đề về sinh học thần kinh mà trẻ ADHD đang mắc phải.
Ngoài ra, trước khi được đưa vào điều trị chính thức, thuốc đã được nghiên cứu với nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trên động vật, sau đó trên người, đánh giá hiệu quả, khả năng dung nạp và các tác dụng phụ. Do đó, thuốc sẽ không làm cho bệnh ADHD của trẻ thêm trầm trọng, mà ngược lại, trở thành cách điều trị các triệu chứng của ADHD có hiệu quả cải thiện rõ rệt sự chú ý, hành vi và nhận thức của người mắc rối loạn này. Các bác sỹ chuyên khoa đã chọn lựa liều phù hợp, tăng dần và giám sát chặt chẽ tác dụng phụ cho trẻ.
Còn thuốc không kích thần tuy cũng có tác động vào một số khu vực nhất định của não bộ, giúp trẻ tăng hiệu quả kiểm soát hành vi và sự chú ý, không gây ảnh hưởng tới các khu vực khác của não bộ, không gây nghiện, nhưng kém hiệu quả hơn so với các thuốc nhóm kích thích tâm thần qua nhiều nghiên cứu.
Bên cạnh việc dùng thuốc thì việc kết hợp với liệu pháp giáo dục hành vi và chế độ ăn uống tăng cường axit béo omega-3 là lựa chọn bổ sung hiệu quả cho điều trị chứng rối loạn tăng động, giảm chú ý ở trẻ nhỏ.
Nghiên cứu về tác dụng của axit béo omega-3 trong việc điều trị và phòng ngừa ADHD ở trẻ nhỏ
Axits béo omega-3 quan trọng gồm DHA, EPA và ALA là các chất béo nền tảng cấu trúc nên não bộ, võng mạc và tế bào thần kinh.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng DHA và EPA có thể có lợi cho một số trẻ em trong việc giảm các triệu chứng ADHD. Bổ sung Omega-3 thường được thảo luận như một biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ bị bệnh rối loạn tăng động, giảm chú ý.
Các nhà nghiên cứu cùng làm việc tại Vương quốc Anh và Đài Loan đã nghiên cứu 92 trẻ em từ 6 đến 18 tuổi mắc ADHD trong một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng trong 12 tuần. Họ cũng đo nồng độ DHA và EPA trong máu của trẻ em này khá thấp so với mức độ yêu cầu.
Theo đó, việc cung cấp DHA và EPA với tỷ lệ thích hợp giúp não bộ của trẻ tăng khả năng tập trung, chú ý, cái thiện tình trạng hay quên hoặc sao nhãng. Các axit béo omega-3 này có tác dụng thuyên giảm tình trạng căng thẳng kéo dài của tế bào, điều trị các triệu chứng viêm liên quan đến tế bào thần kinh.
DHA và EPA giúp trẻ ăn ngon miệng, ngủ tốt khiến tinh thần thoải mái, giảm cáu gắt vô cớ. Trẻ hấp thụ đủ omega-3 thì tỷ lệ bị bất ổn tâm lý, rối loạn lưỡng cực hoặc tâm thần phân liệt thấp hơn các trẻ bị thiếu hụt dưỡng chất này.
Omega-3 đóng vai trò quan trọng giúp mắt trẻ sáng hơn, tăng khả năng quan sát, nhận xét và đánh giá sự vật, sự việc xung quanh, làm giảm nguy cơ mắc phải hiện tượng thoái hóa điểm vàng- nguyên nhân hàng đầu gây nhược thị và mù lòa.
Tuy rằng, chưa có kết luận cuối cùng về tác dụng chữa bệnh rối loạn tăng động, giảm chú ý của DHA và EPA, tuy nhiên hiệu quả cải thiện trí não, thị lực và hệ thần kinh của các axit béo omega-3 này là điều không thể chối cãi. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể tham khảo bác sĩ dinh dưỡng nhi khoa để thiết lập cho bé một chế độ ăn uống với thực phẩm giàu omega-3 và sử dụng bổ trợ các sản phẩm giúp trẻ tăng hấp thu DHA và EPA.
Trẻ tăng động, giảm chú ý, suy giảm thị lực cần bổ sung bao nhiêu DHA và EPA mỗi ngày?
Nói chung, hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng 120 –1.300 mg DHA và EPA kết hợp mỗi ngày có lợi cho trẻ em có biểu hiện tăng động, giảm chú ý, suy giảm thị lực.
Tuy nhiên, để ngăn ngừa bất kỳ tác dụng phụ nào, chúng tôi lưu ý một lần nữa việc tham khảo ý kiến chuyên gia tùy từng trường hợp cụ thể. Hãy luôn đồng hành cùng các con để phòng ngừa, giảm thiểu nguy cơ của tình trạng rối loạn tăng động, giảm chú ý. Hy vọng bài viết trên hữu ích cho quý vị bạn đọc!