Dr.BlackWell https://blackwell.vn Thực phẩm bảo vệ sức khỏe - Chất lượng châu âu Fri, 22 Sep 2023 13:56:11 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=5.4.4 Tất tần tật về suy dinh dưỡng ở trẻ em https://blackwell.vn/suy-dinh-duong-o-tre-em-1525/ https://blackwell.vn/suy-dinh-duong-o-tre-em-1525/#respond Fri, 22 Sep 2023 13:52:32 +0000 https://blackwell.vn/?p=1525 Theo Báo cáo Dinh dưỡng Toàn cầu năm 2016 về thực trạng suy dinh dưỡng trên thế giới, suy dinh dưỡng chiếm gần 1/2 số ca tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Đáng báo động hơn, có ít nhất 57 quốc gia trên thế giới hiện đang mang gánh nặng về mức độ nghiêm trọng của suy dinh dưỡng nhẹ. Vì vậy, suy dinh dưỡng đang là một vấn đề đáng lo ngại đối với nhiều phụ huynh. 

Thế nào là bệnh suy dinh dưỡng?

Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt năng lượng và các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể trẻ.

Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em ra 3 thể:

SDD thể nhẹ cân:

Do tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới. Thể nhẹ cân phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài cũng như tình trạng thiếu dinh dưỡng tại thời điểm đánh giá.

SDD thể thấp còi:

Do tình trạng chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao cần có của một đứa trẻ cùng tuổi. Thể còi cọc phản ánh tình trạng chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ, có thể bắt đầu sớm từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng.

SDD thể gầy còm:

Khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có. Thể gầy còm phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng cấp tính do tình trạng không lên cân hoặc đang sụt cân.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ không chỉ làm chậm phát triển thể chất, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về trí tuệ, khiến trẻ kém thông minh, chậm chạp, hạn chế giao tiếp, học tập kém, ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Vậy, nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ là gì? 

Giai đoạn trong bụng mẹ:

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ không được ăn uống đầy đủ, khiến trẻ thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Vì thế, trẻ dễ mắc tình trạng suy dinh dưỡng từ trong bào thai. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ sinh non không đủ tháng.

Giai đoạn cho con bú:

Khi con được sinh ra, mẹ bị mất sữa, hoặc vì một lý do nào đó, mẹ phải nuôi con hoàn toàn bằng sữa công thức, hoặc cho con cai sữa quá sớm,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng miễn dịch ở trẻ nhỏ do không nhận đủ nguồn dinh dưỡng và các kháng thể từ nguồn sữa mẹ dẫn đến trẻ gầy, yếu ớt, chậm phát triển hơn những đứa trẻ cùng lứa tuổi. 

Giai đoạn ăn dặm:

Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, thời điểm cho con ăn dặm phù hợp nhất là từ 6 tháng tuổi. Sai lầm của mẹ là cho con ăn quá sớm hoặc quá muộn. Nếu trẻ ăn dặm quá sớm, hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện sẽ khiến trẻ khó hấp thu thức ăn, khó tiêu, gầy yếu. Nếu trẻ ăn dặm quá muộn, trẻ sẽ tăng trưởng chậm do thiếu năng lượng, thiếu sắt vô tình gây suy dinh dưỡng ở trẻ.

Giai đoạn trẻ đã lớn hơn một chút:

Chế độ ăn có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều mẹ không chú ý đến điều này, các món mà trẻ ăn hàng ngày thường sẽ là những món con thích, và ăn trong một thời gian dài. Điều này ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. 

Ngoài ra, tại Việt Nam, trẻ bị suy dinh dưỡng cao chủ yếu tập trung ở khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên – những vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, cơ sở hạ tầng kém, hệ thống y tế hạn chế, trình độ giáo dục thấp dẫn đến kinh tế chậm phát triển.

Dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Theo thống kê các kết quả nghiên cứu toàn quốc cho thấy cứ 4 trẻ em thì có 1 trẻ bị suy dinh dưỡng thấp còi, và đặc biệt một số tỉnh miền núi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở mức rất cao trên khoảng 35%. Vậy, dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng là gì? 

  • Trẻ biếng ăn hoặc ăn ít.
  • Kém hoạt bát, hay quấy khóc.
  • Chậm tăng cân hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Chậm tăng chiều cao hoặc không tăng liên tục trong 2 đến 3 tháng.
  • Khó ngủ, hay quấy khóc và giật mình khi ngủ.
  • Mọc răng chậm.
  • Da xanh xao.
  • Cơ nhão, không săn chắc.
  • Chậm biết đi.
  • Dễ mắc các bệnh lý về nhiễm trùng.
  • Tóc thưa, dễ rụng.
  • Rối loạn tiêu hóa thường xuyên.

Ngoài ra, ba mẹ cũng cần quan sát chế độ ăn cũng như sự phát triển thể trạng của bé và nên đưa trẻ đến các cơ quan y tế khám sức khỏe định kỳ và theo dõi chiều cao cũng như cân nặng của trẻ thường xuyên để phát hiện kịp thời những biểu hiện của suy dinh dưỡng ở trẻ. 

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vì vậy, ba mẹ cần tập trung vào cải thiện dinh dưỡng trẻ em để đảm bảo tương lai khỏe mạnh cho thế hệ tương lai.

Ba mẹ có thể sử dụng sản phẩm Dr. BlackWell D3 K2Mk7 giúp bổ sung Vitamin D3, Vitamin K2 cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hấp thu Canxi, giúp xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ còi xương ở trẻ.

]]>
https://blackwell.vn/suy-dinh-duong-o-tre-em-1525/feed/ 0
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vitamin D https://blackwell.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-d-1511/ https://blackwell.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-d-1511/#respond Wed, 13 Sep 2023 20:35:53 +0000 https://blackwell.vn/?p=1511 Thiếu vitamin D – một vấn đề thường gặp ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nhưng làm sao để nhận trẻ thiếu Vitamin D? Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về một số biểu hiện phổ biến của trẻ khi thiếu vitamin D nhé! 

Vai trò của Vitamin D

Vitamin D có vai trò quan trọng với cơ thể, đặc biệt là với trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Vitamin D hấp thụ, phân phối canxi và phospho trong cơ thể, ngoài ra, Vitamin D còn tác động trực tiếp đến việc hình thành và duy trì các cấu trúc xương. Cung cấp đầy đủ vitamin D cho cơ thể sẽ giúp canxi và phospho được gắn chắc trong các mô xương và điều hòa cân bằng nội môi của canxi và phospho trong cơ thể.

Dấu hiệu thiếu Vitamin D ở trẻ

Dấu hiệu sớm

Ban đầu, những biểu hiện của việc thiếu vitamin D ở trẻ sơ sinh thường dễ dàng nhận ra. Trẻ thường xuyên quấy khóc và không ngủ được lâu. Ngoài ra, trẻ thiếu vitamin D thường đổ mồ hôi trộm, khi thời tiết không nóng bức. 

Dấu hiệu muộn

Những dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D xuất hiện tùy thuộc vào độ tuổi và mức độ thiếu Vitamin D. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp:

  • Trẻ chậm bị mọc răng, chậm bò so với trẻ cùng lứa tuổi.
  • Trẻ bị thiếu vitamin D còn có thóp rộng, bờ thóp mềm và lâu liền thóp.
  • Sự thiếu hụt vitamin D còn gây ra tình trạng biến dạng hộp sọ, đầu bẹt, xương sọ mềm, khi ấn vào bị lõm và trở lại bình thường nếu nhấc tay ra.
  • Đầu xương cổ tay phình to tại thành “vòng cổ tay”.
  • Xương sườn và lồng ngực biến dạng, vẹo cột sống và chân vòng kiềng cũng là những dấu hiệu của thiếu vitamin D.
  • Nếu nặng, trẻ có thể bị co giật do hạ canxi trong máu.

Phòng ngừa thiếu vitamin D ở trẻ như thế nào?

Để tránh tình trạng thiếu vitamin D ở trẻ, việc phòng ngừa và cung cấp đủ vitamin D trong chế độ ăn uống là rất quan trọng. Tùy theo độ tuổi và nhu cầu cụ thể, hàm lượng vitamin D cần thiết có thể khác nhau. Dưới đây là một hướng dẫn về liều lượng vitamin D đề xuất cho trẻ: 

  • Trẻ dưới 12 tháng cần 10mcg mỗi ngày
  • Trẻ trên 1 tuổi cần 15mcg mỗi ngày.

Để bổ sung lượng vitamin D kể trên, ba mẹ cần:

  • Bổ sung đầy đủ vitamin D trong suốt thời gian mẹ mang thai và cho con bú
  • Cho trẻ tiếp xúc với ánh mặt trời thường xuyên trong một thời gian ngắn
  • Cho trẻ ăn những món ăn giàu vitamin D
  • Bổ sung vitamin D bằng thuốc. Tuy nhiên, chỉ nên làm điều này khi có chỉ định của bác sĩ

Vitamin D đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của trẻ. Thiếu vitamin D có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, việc nhận biết dấu hiệu thiếu vitamin D ở trẻ là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe của trẻ. 

Ba mẹ có thể xem thêm tại: https://youtube.com/shorts/wPfsJAMjaVg

]]>
https://blackwell.vn/dau-hieu-nhan-biet-tre-thieu-vitamin-d-1511/feed/ 0
Có nên dùng dầu ăn cho bé ăn dặm? https://blackwell.vn/co-nen-dung-dau-an-cho-be-an-dam-1503/ https://blackwell.vn/co-nen-dung-dau-an-cho-be-an-dam-1503/#respond Tue, 12 Sep 2023 13:35:28 +0000 https://blackwell.vn/?p=1503 Khi đến giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm, ba mẹ thường hay phân vân không biết có nên dùng dầu ăn cho bé không. Trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu nên hay không nên bổ sung dầu ăn cho bé trong thời kỳ ăn dặm

Dầu ăn – Một phần quan trọng trong chế độ ăn dặm của bé

Ở giai đoạn bắt đầu cho bé ăn dặm, có nhiều quan điểm sai lầm có lẽ nhiều cha mẹ mắc phải, đó là: xem nhẹ việc bổ sung dầu ăn trong khẩu phần ăn dặm hàng ngày của bé. Điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bé. 

Với các bé, dầu ăn chính là nguồn cung cấp năng lượng chính. Vì trong thời kỳ ăn dặm, bé ăn ít thức ăn nhưng cần nhiều năng lượng, vì vậy việc bổ sung dầu ăn là cần thiết để đảm bảo bé đủ năng lượng cho mỗi ngày.

Dầu ăn là một phần quan trọng trong bữa ăn dặm của bé

Dầu ăn có tác dụng tốt như thế nào với bé trong thời kỳ ăn dặm?

Cung cấp năng lượng cho bé

Dầu ăn chứa đầy đủ các chất béo để cung cấp năng lượng cho hoạt động của trẻ. Ngoài ra, dầu ăn cũng cung cấp các vitamin quan trọng cho bé, như vitamin A, vitamin E,… Những vitamin này đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp ngăn ngừa tình trạng còi xương và suy dinh dưỡng.

Giúp bé ăn ngon miệng

Thêm dầu ăn vào bữa ăn dặm sẽ tạo ra hương vị thơm ngon, làm cho các món ăn trở nên sánh và ngon hơn, đồng thời kích thích vị giác của bé. 

Thúc đẩy quá trình phát triển

Trong dầu ăn chứa nhiều chất béo và vitamin quan trọng giúp cho sự phát triển của não bộ. Vì vậy, bổ sung dầu ăn vào các bữa ăn dặm của bé giúp thúc đẩy quá trình phát triển của bé. 

Khi bé thiếu dầu ăn trong chế độ ăn dặm, có thể dẫn đến thiếu các chất cần thiết, gây ra nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến xương và suy dinh dưỡng. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.

Dầu ăn mang lại nhiều lợi ích trong thời kỳ ăn dặm của bé

Cách bổ sung dầu ăn vào thực đơn ăn dặm của bé

Ba mẹ có thể thêm dầu ăn trực tiếp vào bát cháo hoặc bát bột của trẻ. Có thể thực hiện không quá 4 ngày/tuần và không quá 2 bữa/ngày. Lượng dầu sử dụng mỗi ngày không quá 4 muỗng cà phê có dung tích 2.5ml.

Dầu ăn cung cấp chất béo và vitamin cần thiết cho sự phát triển toàn diện của bé. Sử dụng dầu ăn giúp bé ăn ngon hơn, hỗ trợ sự phát triển của não bộ, và tăng cường đề kháng. Tuy nhiên, ba mẹ cần tuân thủ hướng dẫn về lượng dầu sử dụng để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng nhé! 

Ba mẹ có thể xem thêm tại: https://youtube.com/shorts/vontdlaFN8M 

]]>
https://blackwell.vn/co-nen-dung-dau-an-cho-be-an-dam-1503/feed/ 0
TRẺ CẦN ĂN BAO NHIÊU LƯỢNG SỮA MỘT NGÀY? https://blackwell.vn/tre-can-an-bao-nhieu-luong-sua-mot-ngay-1484/ https://blackwell.vn/tre-can-an-bao-nhieu-luong-sua-mot-ngay-1484/#respond Tue, 22 Aug 2023 02:41:38 +0000 https://blackwell.vn/?p=1484 Giai đoạn đầu đời là một giai đoạn vô cùng quan trọng của bé. Trong giai đoạn này, việc cung cấp đủ lượng sữa cần thiết để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh là một việc làm vô cùng cần thiết đối với mỗi ông bố bà mẹ. Vì vậy, ba mẹ hãy cùng Dr. Blackwell tìm hiểu cách tính lượng sữa cần cho bé dựa trên cân nặng và cách kiểm tra dấu hiệu bé đã ăn đủ sữa để đảm bảo bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết, ba mẹ nhé!

Tính Lượng Sữa Cần Cho Bé Theo Cân Nặng

Việc tính toán lượng sữa cần thiết cho bé dựa trên cân nặng là một phương pháp phổ biến được áp dụng để đảm bảo các bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bé cần khoảng 120 – 150ml sữa cho mỗi kilogram cân nặng.

Ta có thể làm phép tính đơn giản, ví dụ, bé nặng 4kg, lượng sữa cần cung cấp cho bé trong một ngày sẽ dao động khoảng từ 480 – 600ml sữa.

Các dấu hiệu khi bé đã ăn đủ sữa

Việc quan sát các dấu hiệu bé đã ăn đủ sữa sau mỗi bữa ăn là một việc làm cần thiết để đảm bảo bé đã đủ no. Dưới đây là một số ví dụ ba mẹ có thể tham khảo nhé:

  • Cảm giác thỏa mãn trên khuôn mặt bé: Sau khi bé ăn xong, ba mẹ hãy quan sát khuôn mặt của bé. Nếu bé tỏ ra thoải mái và hài lòng, thì bé đã ăn đủ, ba mẹ nhé!
  • Chất lượng giấc ngủ của bé: Giấc ngủ sau bữa ăn có thể là một dấu hiệu cho thấy bé đã ăn đủ lượng sữa. Bé sẽ ngủ sâu và ngoan hơn sau khi đã ăn đủ sữa.
  • Tần suất đói của bé: Nếu bé thường xuyên đòi ăn ngay sau khi mới bú, đó chính là dấu hiệu cho thấy bé vẫn còn đói.

Mặc dù các bé có nhu cầu ăn khác nhau, tuy nhiên, điều quan trọng nhất là ba mẹ nên theo sõi sát sao sự phát triển của bé. Nếu ba mẹ thấy bé tăng cân chậm, ba mẹ hãy xem xét lại chế độ ăn của bé nhé. Điều này có thể là một dấu hiệu cảnh báo rằng, ba mẹ nên điều chỉnh chế độ ăn cho bé đảm bảo bé nhận đủ dưỡng chất cần thiết nhé.

Dr. BlackWell – Thực phẩm bảo vệ sức khỏe cao cấp – Chất lượng Châu Âu dành cho trẻ em và phụ nữ

Dòng sản phẩm Dr. BlackWell được ra đời từ sự ngưỡng mộ sự nghiệp của Tiến sĩ y khoa Elizabeth Blackwell– nữ bác sĩ đầu tiên của Hoa Kỳ, người đã dành cả  cuộc đời nghiên cứu khoa học của mình để cống hiến cho sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ trẻ em và phụ nữ.

Tất cả các sản phẩm Dr.BlackWell đều sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới tại Châu Âu  (Thụy Sỹ, Đức, Na-Uy…) và đóng gói trên dây chuyền công nghệ hiện đại chuẩn GMP tại Công ty CP Dược phẩm Syntech – nhà máy chuẩn GMP hàng đầu tại Việt Nam, với tâm nguyện mang đến cho trẻ em và phụ nữ Việt Nam các sản phẩm chất lượng Châu Âu với giá thành hợp lý nhất.

Dr. BlackWell được phân phối và chịu trách nhiệm bởi:

Công ty TNHH Dược Đức

Thành lập ngày: 22 tháng 11 năm 2007

Mã số thuế: 01022544979

Địa chỉ: Số 17, lô 13, KĐT Đền Lừ I, Phường Hoàng Văn Thụ, Quận Hoàng Mai, TP. Hà Nội, Việt Nam

Tel: 024 6278 3025

Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại: https://www.youtube.com/shorts/LUuExgN0u50

 

]]>
https://blackwell.vn/tre-can-an-bao-nhieu-luong-sua-mot-ngay-1484/feed/ 0
BỔ SUNG DHA CHO MẸ BẦU ĐỂ CON YÊU PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN https://blackwell.vn/bo-sung-dha-cho-me-bau-de-con-yeu-phat-trien-toan-dien-1404/ https://blackwell.vn/bo-sung-dha-cho-me-bau-de-con-yeu-phat-trien-toan-dien-1404/#respond Wed, 29 Jun 2022 02:19:27 +0000 https://blackwell.vn/?p=1404 DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé, được bổ sung đầy đủ DHA từ trong bụng mẹ sẽ giúp con phát triển toàn diện về não bộ và thị lực.

VAI TRÒ CỦA DHA

DHA (Docosahexaenoic Acid) là một axit béo không no thuộc nhóm Omega-3.Đây là một dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành não bộ và mắt của trẻ ngay từ trong bụng mẹ cho đến hai năm đầu đời.

Sự hình thành và phát triển của não bộ thai nhi bắt đầu ngay từ những tuần đầu tiên ở trong bụng mẹ. Từ tuần 13 đến tuần 24, bé đã hình thành thị giác và thính giác, có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, nghe giọng nói của mẹ và bắt đầu tiếp nhận thông tin. Đến gần ngày dự sanh, kích thước bộ não của bé vào khoảng 25% so với người trưởng thành. Những nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy DHA có nồng độ cao trong tổ chức thần kinh như võng mạc mắt, tổ chức não. Vậy nên, nếu thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan này.

DHA giúp phát triển trí não, tăng cường thị lực, tăng cường khả năng vận động
Vai trò của DHA

NHU CẦU CỦA DHA TRONG THAI KỲ

Chế độ ăn trước và trong khi có thai rất quan trọng đối với tình trạng dự trữ các acid béo không no cần thiết (EFAs: Essential Fatty Acid) cho thai nhi. Đặc biệt trong 3 tháng cuối trung bình 1 ngày thai nhi cần 2,2g EFAs/ngày cho sự phát triển hệ thần kinh và mạch máu. 

Theo khuyến cáo của tổ chức Y tế thế giới, trong thời gian mang thai, tùy từng giai đoạn của thai kỳ, phụ nữ cần bổ sung từ 100 – 200 mg DHA mỗi ngày. Cụ thể là:

Trong tam cá nguyệt thứ nhất: Việc ăn uống phong phú, cân đối, giàu dinh dưỡng giúp mẹ bầu tiếp nhận nguồn dưỡng chất đa dạng từ tự nhiên, giảm nguy cơ sẩy thai, đặc biệt là giúp bé con phát triển tốt nhất ngay từ những ngày đầu tiên trong bụng mẹ.

Trong tam cá nguyệt thứ hai: Đây là giai đoạn cần tăng tốc chất lượng nguồn DHA cho thai nhi vì não của bé phát triển liên tục và mạnh nhất với hơn 250.000 tế bào thần kinh hình thành trong mỗi phút. Do đó, DHA đóng vai trò cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng tốc trao đổi dinh dưỡng, thông tin giữa các tế bào thần kinh.

Trong tam cá nguyệt thứ ba: Kích thước của thai nhi và não bộ tăng nhanh nên cần nhiều cần acid béo để tập trung phát triển hệ thần kinh và mạch máu. Đây là thời kỳ cũng có nhu cầu DHA tương đối cao, giúp mẹ bầu giảm nguy cơ sinh non, tai biến tiền sản giật, gián tiếp giúp thai nhi phát triển tốt nhất ngay từ những năm tháng đầu đời thông qua nguồn sữa mẹ sau sinh.

Nhóm Acid béo Omega-3 còn có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh tim mạch, đột quỵ, và giảm viêm khớp.

HẬU QUẢ CỦA VIỆC THIẾU DHA TRONG THAI KỲ

Riêng ở phụ nữ có thai, việc thiếu hụt DHA gây ảnh hưởng xấu đến cả mẹ và con. Mẹ bầu phải đối diện với tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật cũng như chứng trầm cảm sau sinh, các vấn đề về mãn kinh, bệnh loãng xương và các bệnh lý tim mạch khác về sau này.

Đối với thai nhi, vì mẹ thiếu DHA, số lượng và chất lượng tế bào hồng cầu kém, giảm đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho sự phát triển tổng quát của bào thai, trong đó, hệ thần kinh trung ương và võng mạc mắt là hai cơ quan chịu tác động nghiêm trọng nhất, hạn chế mức độ thông minh, khả năng học tập kém, chậm phát triển, giảm thị lực so với những bé cùng trang lứa được bổ sung đầy đủ DHA.

BỔ SUNG DHA CHO MẸ BẦU BẰNG CÁCH NÀO?

Cơ thể con người hoàn toàn không thể tự cung cấp đầy đủ DHA, do đó việc bổ sung DHA cho mẹ trong suốt thai kỳ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Các loại thực phẩm giàu DHA bao gồm:

  • Cá biển: Các loại cá sống ở đại dương như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi,… là nguồn cung cấp DHA lý tưởng cho sự phát triển thông minh của bé. Tuy vậy, mẹ bầu chỉ nên ăn cá biển với lượng vừa phải (300gram/tuần) để tránh nguy cơ nguy cơ nhiễm độc thủy ngân và kim loại nặng.
  • Lòng đỏ trứng: Đây cũng là một nguồn chứa nhiều DHA. Tuy nhiên, lòng đỏ trứng chỉ thực sự phát huy vai trò của nó khi đã được nấu chín hoàn toàn, không nên ăn trứng dưới dạng lòng đào, trứng đánh bông.
  • Ngũ cốc: Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt điều lạc,… qua sơ chế vừa là một món ăn vặt hàng ngày cho mẹ bầu, vừa rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của bé. Ngũ cốc là một trong những thực phẩm giàu DHA.
  • Rau xanh: Các loại rau củ quả như súp lơ, bắp cải, bí ngô, cải xoăn, cải xoong,… cũng rất dồi dào lượng DHA và chất xơ giúp mẹ bầu đa dạng bữa ăn hàng ngày.
Cá biển, lòng đỏ trứng, ngũ cốc, rau xanh là những thực phẩm giàu DHA dành cho mẹ bầu
Thực phẩm bổ sung DHA cho mẹ bầu

Ngoài ra mẹ bầu có thể bổ sung DHA bằng cách sử dụng các loại sữa đặc chế hoặc các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung DHA cho mẹ bầu.

THỰC PHẨM BẢO VỆ SỨC KHỎE DHA SOFT CAPSULES

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHA SOFT CAPSULES  với thành phần gồm:

Dầu cá                                                                450mg

(Omevital 1050 TG ultra nhập khẩu từ Na Uy)

Tương đương:

Docosahexaenoic acid (DHA)                         226.35mg

Eicosapentaenoic acid (EPA)                          45.29mg

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHA SOFT CAPSULES bổ sung DHA, EPA giúp hỗ trợ phát triển trí não, tốt cho mắt.

Thực phẩm bổ sung DHA dành cho mẹ bầu DHA Soft Capsules
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHA Soft Capsules

Tóm lại, DHA rất tốt cho sức khỏe của mẹ và bé. Trong thời gian mang thai, cơ thể mẹ sẽ cần một lượng lớn DHA để cung cấp dưỡng chất với sự phát triển não bộ của trẻ, nhất là trong hai tam cá nguyệt giữa và sau. Vì vậy, mẹ hãy sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe DHA SOFT CAPSULES ngay hôm nay để con yêu được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Dr. Blackwell – Mang tinh hoa y học thế giới phục vụ trẻ em và phụ nữ Việt Nam

 

]]>
https://blackwell.vn/bo-sung-dha-cho-me-bau-de-con-yeu-phat-trien-toan-dien-1404/feed/ 0
THỜI ĐIỂM VÀNG BỔ SUNG DHA CHO BÉ YÊU https://blackwell.vn/thoi-diem-vang-bo-sung-dha-cho-be-yeu-1366/ https://blackwell.vn/thoi-diem-vang-bo-sung-dha-cho-be-yeu-1366/#respond Mon, 16 May 2022 08:27:16 +0000 https://blackwell.vn/?p=1366 DHA là gì? Vai trò của DHA đối với sự phát triển của cơ thể

DHA là từ viết tắt của Docosa-Hexaenoic-Acid. Là acid béo không no cần thiết thuộc nhóm acid béo Omega-3. Là thành phần chính tạo nên não bộ con người (chiếm từ 15 – 20%) và chiếm từ 50 – 60% cấu tạo của võng mạc mắt. Chính vì là thành phần quan trọng trong việc hoàn thiện toàn diện chức năng não bộ và võng mạc mắt nên bổ sung DHA luôn được khuyến khích ở trẻ em.

Ở người lớn DHA có tác dụng giảm cholesterol toàn phần, lượng triglycerid máu, giảm cholesterol xấu trong máu. Giúp giảm nguy cơ bị xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim.

DHA giúp bé phát triển não bộ, tăng cường thị lưc
Công dụng của DHA đối với sự phát triển trẻ 

Vì sao nên bổ sung DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non

Ba mẹ cần lưu ý phải bổ sung đầy đủ DHA cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh non bời vì:

Trẻ mới sinh chưa đủ khả năng chuyển tiền tố DHA từ dầu thực vật hay các thức ăn thay thế từ sữa mẹ khác sang DHA.

Với trẻ sinh non và trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi cách tốt nhất để bổ sung DHA là cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 24 tháng đầu. Bởi trong sữa mẹ đã có đủ lượng DHA cung cấp cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Hàm lượng DHA cần thiết cho trẻ sơ sinh là 0.32% trong tổng các loại acid béo, tương đương 17mg cho 100kcal là tốt nhất. Theo WHO thì mẹ bầu và cho con bú cần bổ sung 200 mg DHA mỗi ngày để cung cấp đủ DHA cho con.

Với trẻ không được bú sữa mẹ hoặc mẹ không có đủ sữa cho con thì ba mẹ cần bổ sung lượng DHA qua các  loại sữa có chứa DHA hoặc các thực phẩm bổ sung DHA cho bé.

Bổ sung DHA cho bé như thế nào?

Với trẻ dưới 1 tuổi cách tốt nhất để bổ sung DHA cho bé là cho con bú hoàn toàn từ sữa mẹ. Với trường hợp bé không được bú sữa mẹ hoặc sữa mẹ không đủ thì phải bổ sung DHA từ nguồn dinh dưỡng khác như sữa được làm từ công thức DHA hoặc các loại thực phẩm chức năng bổ sung DHA cho bé (theo chỉ định của các chuyên gia y tế).

Dầu cá, cá và thủy hải sản là những thực phẩm có chứa nhiều DHA đáp ứng đủ lượng DHA cần thiết cho sự phát triển toàn diện của não bộ và võng mạc mắt. Do vậy, bạn nên bổ sung cá và các loại thủy hải sản khác vào bữa ăn hàng ngày cho bé.

Với trẻ từ 1 đến 6 tuổi,  đây là giai đoạn rất cần thiết DHA,  vì DHA có vai trò quan trọng cho quá trình kích thích sự phát triển của trí não. Ngoài ra, DHA còn giúp trẻ cải thiện sức khỏe về tim mạch. Do vậy, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại thực phẩm có chứa DHA để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất.

Trẻ từ 6 tuổi trở lên là thời gian bắt đầu học tập, não bộ của trẻ cần hoạt động nhiều để tiếp thu nguồn kiến thức mới. Để tăng cường trí nhớ, khả năng xử lý thông tin và tập trung cao khi học tập cho trẻ. Cha mẹ cần thường xuyên bổ sung DHA cần thiết cho trẻ.

Bổ sung DHA cho trẻ qua thực phẩm ăn hàng ngày là cách làm tốt nhất. Ngoài ra, các bậc phụ huynh còn có thể bổ sung DHA cho trẻ bằng các loại thực phẩm chức năng giúp bổ sung DHA cho trẻ.

Dr Blackwell DHA Drop với nguồn nguyên liệu DHA-EPA tinh khiết theo tiêu chuẩn châu Âu, với “tỷ lệ vàng” DHA/EPA 4/1, có màu trong suốt, hạn chế tối đa vị tanh của cá, phù hợp với vị giác của trẻ. Dr Blackwell DHA Drop sản phẩm được các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung Ương khuyên dùng. 

Dr BlackWell DHA Drops
Dr BlackWell DHA Drops bổ sung DHA, EPA cho trẻ

Thời điểm vàng bổ sung DHA cho trẻ

Lựa chọn đúng lúc, đúng thời điểm cho trẻ uống DHA trong ngày sẽ giúp quá trình hấp thu DHA của con hiệu quả và tối ưu nhất. Có 3 khoảng thời gian bổ sung dha cho bé trong ngày tốt nhất đặc biệt là vào buổi sáng, buổi tối và trong bữa ăn của con, cụ thể như sau:

Lúc thích hợp nhất để cho trẻ uống DHA trong ngày là vào buổi sáng. Bởi đây là khoảng thời gian cơ thể bé khỏe mạnh và sảng khoái sẽ có thể hấp thu tốt các bữa ăn. Ba mẹ có thể chuẩn bị các thực phẩm giàu DHA cho bé ăn sáng như trứng, bơ, cá, hay dầu oliu nấu cùng món khác…. Đây là những thực phẩm tốt cho việc hấp thụ DHA.

Ngoài buổi sáng, buổi tối cũng là thời điểm phù hợp để mẹ bổ sung DHA cho con tốt trong ngày. Khi uống DHA vào buổi tối, con sẽ ngủ sâu và ngon giấc hơn. Nhờ đó, cơ thể bé sẽ có một nguồn năng lượng dồi dào sẵn sàng cho ngày mới. Không những thế, trẻ uống DHA vào buổi tối còn có khả năng phát triển trí não theo hướng tốt nhất.

Nhìn chung, trẻ uống DHA vào lúc nào trong ngày là tốt nhất dường như là câu hỏi vẫn chưa thể khẳng định một đáp án chính xác. Bé uống DHA đạt được hiệu quả tối ưu hay không còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là ba mẹ nên bổ sung DHA cho con đúng liều lượng để an toàn cho bé.

 

]]>
https://blackwell.vn/thoi-diem-vang-bo-sung-dha-cho-be-yeu-1366/feed/ 0
VITAMIN D3 CÓ TÁC DỤNG GÌ ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ NHỎ? https://blackwell.vn/vitamin-d3-co-tac-dung-gi-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-nho-1352/ https://blackwell.vn/vitamin-d3-co-tac-dung-gi-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-nho-1352/#respond Fri, 29 Apr 2022 09:48:36 +0000 https://blackwell.vn/?p=1352 Vitamin D là một vitamin rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nhiều bậc cha mẹ chưa hiểu rõ được tầm quan trọng của Vitamin D đối với cơ thể của trẻ nhỏ dẫn đến việc lạm dụng và bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách và dẫn đến phẩn tác dụng. Hãy cùng tìm hiểu công dụng của Vitamin D3 đối với cơ thể của trẻ.

Công dụng của Vitamin D3 đối với sự phát triển toàn diện của trẻ

 

VITAMIN D3 LÀ GÌ?

Vitamin D  là một nhóm các secosteroid tan được trong chất béo, có chức năng làm tăng cường khả năng hấp thu calci và phosphat ở đường ruột. Trẻ nhỏ hấp thụ được Vitamin D qua thực phẩm hoặc thức phẩm tăng cường thông qua 2 dạng:

  • Vitamin D2  (ergocalciferol) được tìm thấy trong một số loại thực vật.
  • Vitamin D3 (cholecalciferol) được tìm thấy trong động vật.

Sau khi hấp thu, cơ thể trẻ sẽ chuyển hóa 2 dạng vitamin D về cùng một chất có tên calcifediol. Đây là dạng vitamin D giúp lắng đọng canxi ở xương và tăng cường hệ miễn dịch của trẻ. Vì vậy, vitamin D2 và D3 đều được bổ sung cho trẻ với mục đích phòng ngừa còi xương. Quá trình diễn ra giống nhau đối với D2 và D3, nhưng D3 hoạt động hiệu quả hơn và tồn tại lâu hơn. Vitamin D3 cũng được biết là làm tăng mức vitamin D tổng thể trong máu hiệu quả hơn D2. Do đó, Vitamin D3 đang được chú ý và được ưa chuộng sử dụng hơn.

CÔNG DỤNG CỦA VITAMIN D3 ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ

Vitamim D3 rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ:

  • Vitamin D3 giúp tăng cường protein tạo xương giúp khả năng giữ thăng bằng cho cơ thể được tốt hơn.
  • Vitamin D3 có tác dụng chuyển hóa những loại chất vô cơ chủ yếu là canxi và photpho.
  • Vitamin D3 giúp cơ thể tái hấp thụ canxi ở thận, đóng vai trò quan trọng trong quá trình canxi hóa sụn thăng trưởng.VITAMIN D3 ĐÓNG VAI TRÒ GÌ TRONG QUÁ TRÌNH HẤP THỤ CANXI Ở TRẺ NHỎ?

Canxi qua quá trình chuyển hóa sẽ ngấm vào thành ruột. Tuy nhiên, để có thể hấp thụ được vào máu thì cần có Vitamin D3. Vitamin D3 không chỉ tối ưu hấp thụ canxi từ ruột vào máu mà còn kích thích cơ thể sản xuất Osteocalcin. Đây một loại protein có chức năng gắn canxi vào xương.

Nếu không có Vitamin D3, máu chỉ hấp thụ được 10% canxi, 90% còn lại sẽ lắng đọng trong ruột hoặc bị đào thải, đó là tình trạng bổ sung canxi nhiều nhưng cơ thể cẫn thiếu.

NHỮNG CÁCH ĐỂ BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ

Để cơ thể của trẻ phát triển toàn diện, ba mẹ cần chú trọng bổ sung vitamin D cho con. Ba mẹ có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D cho con

  • Tắm nắng

Tắm nắng là phương pháp rất hiệu quả và tiện lợi mà lại không tốn kém để giúp trẻ bổ sung vitamin D. Tuy nhiên, ba mẹ cần phải lưu ý thời gian và cách cho con tắm nắng sao cho hiệu quả. Thời điểm tắm nắng tốt nhất cho bé từ 6-8h sáng vì thời điểm này tia hồng ngoại và tia cực tím hoạt động khá yếu, không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Tắm nắng vào buổi sáng giúp bé hấp thụ Vitamin D
Cho bé tắm nắng vào buổi sáng giúp trẻ bổ sung Vitamin D
  • Bổ sung vitamin D bằng thực phẩm

Ba mẹ bổ sung cho bé đa dạng các loại thực phẩm (4 nhóm), sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D như cá, trứng (lòng đỏ trứng), gan, dầu cá,….Lựa chọn các thực phẩm bổ sung vitamin D như: sữa, bột dinh dưỡng cho trẻ em, bột mì, bánh quy, margarin, dầu ăn, ngũ cốc,…

Thực phẩm giàu Vitamin D: Cá, đậu, trứng, sữa,...
Thực phẩm giàu Vitamin D

Bên cạnh đó, ba mẹ cũng phải bổ sung cho con các loại thực phẩm giàu canxi như: tôm, cua, cá, các thực phẩm làm từ sữa chua,…

Mặc dù có nhiều loại thực phẩm chứa vitamin D, tuy nhiên cơ thể thường rất khó để hấp thụ toàn bộ lượng vitamin D thông qua chế độ ăn uống.

  • Bổ sung vitamin D bằng thực phẩm chức năng

Mỗi ngày trẻ cần được bổ sung 400 đơn vị vitamin D. Tuy nhiên, bữa ăn thường ngày rất khó để có thể cung cấp đủ nhu cầu vitamin D của trẻ, đặc biệt những trẻ sinh non, cơ thể bẩm sinh đã không đủ dự trữ vitamin D hoặc những trẻ phát triển nhanh. Chính vì thế, cha mẹ có thể lựa chọn các loại thực phẩm chức năng có vitamin D3 để bổ sung cho bé.

Công dụng của Dr Blackwell D3K2MK7
Thực phẩm chức năng Dr Blackwell D3K2MK7 giúp bổ sung Vitamin D3 cho bé

Sản phẩm Dr. BlackWell D3K2MK7 với công thức tối ưu hấp thu, sử dụng nguyên liệu Vitamin D3 tư nhiên theo tiêu chuẩn Châu Âu, không sử dụng chất tạo màu, không sử dụng chất tạo mùi, cung câp cho trẻ nguồn vitamin D3 tự nhiên tinh khiết nhất và an toàn nhất.

NHỮNG LƯU Ý KHI BỔ SUNG VITAMIN D3 CHO TRẺ NHỎ

Việc sử dụng Vitamin D3 ở liều dung cho phép thường không gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong quá trình bổ sung nếu ba mẹ thấy có điều gì bất thường nên gọi cho bác sĩ để được tư vấn.

Nếu bổ sung vitamin D quá liều sẽ làm tăng lượng canxi trong máu khiến cơ thể bé có cảm giác buồn nôn, nôn, rối loạn tiểu tiện, khiến trẻ cáu gắt, khó chịu,…

Vì vậy, ba mẹ cần tìm hiểu kỹ càng và bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách để con vitamin có thể phát huy một cách hiệu quả và an toàn nhất nhé.

 

]]>
https://blackwell.vn/vitamin-d3-co-tac-dung-gi-doi-voi-su-phat-trien-cua-tre-nho-1352/feed/ 0
Mách mẹ các địa chỉ phòng khám dinh dưỡng cho bé uy tín https://blackwell.vn/mach-me-cac-dia-chi-phong-kham-dinh-duong-cho-be-uy-tin-1341/ https://blackwell.vn/mach-me-cac-dia-chi-phong-kham-dinh-duong-cho-be-uy-tin-1341/#respond Thu, 06 Jan 2022 08:06:19 +0000 https://blackwell.vn/?p=1341 Bé có một cơ thể khỏe mạnh là mong muốn của tất cả các ông bố bà mẹ vì thế việc khám dinh dưỡng thường xuyên cho bé là vô cùng quan trọng. Các mẹ có con nhỏ nên cho con đi khám 1 – 2 lần/ năm để đảm bảo sự phát triển toàn diện của trẻ.

Khi nào cần khám dinh dưỡng cho bé

Khi thấy bé có những dấu hiệu không tốt về sức khỏe bố mẹ vần cho bé đi khám dinh dưỡng. Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo về sức khỏe của bé mà bố mẹ cần lưu ý:

Bé hấp thụ dinh dưỡng kém

Những dấu hiệu liên quan đến tình trạng hấp thu dinh dưỡng của bé rất quan trọng. Bé có vẫn đề về dinh dưỡng thường biếng ăn, không ăn hết lượng thức ăn hàng ngày, người nhẹ cân, thấp bé. Chững cân, cân nặng không tăng theo thời gian, đứng cân quá lâu. Ba mẹ cần cho các bé bổ sung thêm các loại thực phẩm dinh dưỡng để bé có đủ dưỡng chất phát triển

Rối loạn tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa cũng ảnh hưởng rất nhiều đến vấn đề hấp thu dinh dưỡng của bé. Bé bị rối loạn tiêu hóa, tiêu hóa kém thường bị nôn ói liên tục khi ăn hoặc uống hay có thể gặp phải các bệnh lý khác như tiêu chảy, trướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy…

Kém linh hoạt

Mặc dù đàng trong giai đoạn phát triển nhưng bé không đạt được các cột mốc phát triển như các bạn cùng trang lứa

Các địa chỉ phòng khám dinh dưỡng cho bé uy tín

Viện dinh dưỡng quốc gia

Địa chỉ: 48B – Tăng Bạt Hổ – Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội

Đây là một trong những địa chỉ uy tín và an tâm cho các mẹ đưa con đến đây khám. Qua bao năm hoạt động, viện vẫn luôn công tác tốt nhiệm vụ về đường lối dinh dưỡng. Chất lượng dịch vụ và công tác khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội được Bộ Y tế công nhận.

Bệnh viện nhi Trung ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội.

Bệnh viện nhi trung ương là bệnh viện chuyên khám và chữa bệnh cho trẻ em tốt nhất cả nước và được rất nhiều bà mẹ tin tưởng chọn là nơi khám dinh dưỡng cho con yêu của mình.

Bệnh viện được đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng tốt, cùng với đó là không gian thiết kế rộng rãi, thoáng mát. Ngoài ra, bệnh viện còn được trang thiết bị hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, tân tiến nhất trong quá trình chữa bệnh cho trẻ em.

Hệ thống phòng khám dinh dưỡng Nutrihome

Địa chỉ:

  • Nutrihome Icon4 Cầu Giấy: số 3 Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa (bên cạnh Đại học Giao thông Vận tải).
  • Nutrihome Hà Đông: Tầng 3 Tòa nhà New SkyLine, Lô CC2, Khu đô thị mới Văn Quán – Yên Phúc, phường Văn Quán, quận Hà Đông, TP.Hà Nội.
  • Nutrihome Trường Chinh: 180 Trường Chinh, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.

NutriHome là địa chỉ được biết đến nổi tiếng trong dịch vụ khám dinh dưỡng cho bé tại Hà Nội. Khi đưa trẻ đến khám bạn sẽ được tư vấn và điều trị dinh dưỡng cho trẻ em một cách chuẩn xác và kỹ lưỡng. Quy trình khám dinh dưỡng cho bé ở Hà Nội được xây dựng có hệ thống và khoa học. Sở hữu đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực dinh dưỡng và các bác sĩ năng lực chuyên môn cao.

Phòng khám dinh dưỡng Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, quận Ba Đình, Hà Nội.

Thêm một địa chỉ mà bố mẹ có thể tham khảo và đưa bé đi khám dinh dưỡng khi có nhu cầu là tại trung tâm y tế dự phòng Hà Nội. Nơi đây có chuyên khoa dinh dưỡng để thăm khám và tư vấn dinh dưỡng cho bé.

Với nguồn nguyên liệu nhập khẩu 100% từ Châu Âu, bộ đôi dưỡng chất Dr. Blackwell DHA Drops và Dr. Blackwell D3K2Mk7 được các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương và Nutrihome tin dùng.

Dr. Blackwell DHA Drops với nguồn nguyên liệu DHA – EPA nhập từ Na Uy được các bác sĩ khuyên dùng cho:

  • Trẻ kém tập trung
  • Trẻ đang trong độ tuổi phát triển trí não
  • Trẻ thị lực kém

Mẹ cho bé dúng Dr. Blackwell DHA Drops mỗi ngày giúp:

  • Bổ sung DHA – EPA
  • Hỗ trợ phát triển trí não và duy trì chức năng não bộ
  • Tăng cường tập trung
  • Giúp cải thiện thị lực

Dr. Blackwell D3 K2MK7 với công thức tối ưu hấp thu, sử dụng nguyên liệu Vitamin D3 và Vitamin K2 tự nhiên theo tiêu chuẩn Châu Âu. Dr. Blckwell D3 K2Mk7 không sử dụng chất tạo màu, không sử dụng chất tạo mùi cung cấp cho trẻ nguồn vitamin D3 và Vitamin K2Mk7 tinh khiết và an toàn nhất. Mẹ cho bé sử dụng Dr. Blackwell D3 K2mk7 hàng ngày giúp: 

  • Bổ sung Vitamin D3 và Vitamin K2 cho cơ thể
  • Tăng cường hấp thu canxi cho xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ còi xương cho trẻ

 

]]>
https://blackwell.vn/mach-me-cac-dia-chi-phong-kham-dinh-duong-cho-be-uy-tin-1341/feed/ 0
Tỷ lệ vàng DHA/EPA với sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh https://blackwell.vn/ty-le-vang-dha-epa-798/ https://blackwell.vn/ty-le-vang-dha-epa-798/#respond Fri, 28 May 2021 13:51:20 +0000 https://blackwell.vn/?p=798 DHA và EPA là 2 loại axit béo nhóm Omega-3 rất cần thiết với sự phát triển não bộ và thị lực của trẻ trong giai đoạn bào thai và sơ sinh. Vì vậy, nhiều phụ huynh quyết định bổ sung các chất dinh dưỡng này cho bé bằng các sản phẩm dầu cá hoặc sữa công thức có chứa DHA và EPA. Nhưng bạn có biết, để các chất béo này phát huy được tối đa tác dụng của nó, chúng ta cần biết đến hàm lượng tốt nhất khi kết hợp chúng với nhau. Vậy tỷ lệ DHA/EPA ở mức bao nhiêu được coi là tỷ lệ vàng với sự phát triển não bộ của trẻ? Mời các bạn đọc chi tiết bài viết sau.

Axit béo omega-3 là gì? Các loại axit béo quan trọng với cơ thể

Omega-3 là một axit béo không bão hòa đa. Axit béo omega-3 là các axit béo không no nhiều nối đôi, trong chuỗi carbon có nhiều đường nối đôi. Chuỗi có khi dài tới 18 – 22 nguyên tử carbon. Axit béo Omega-3 gồm 3 loại chính đó là: ALA, DHA và EPA.

DHA& EPA

Axit eicosapentaenoic (EPA) và Axit docosahexaenoic (DHA) là axit béo omega-3 quan trọng nhất trong cơ thể bạn. DHA chiếm 40% axit béo không bão hòa đa trong não của bạn và 60% trong võng mạc mắt.

Chúng được tìm thấy chủ yếu trong các loại cá béo, dầu cá và các loại thịt, trứng, sữa từ động vật. DHA và EPA cũng tồn tại trong một số loại tảo thuộc chuỗi thức ăn của các loại cá nước lạnh.

Một phần EPA có thể được chuyển đổi thành DHA trong điều kiện thích hợp.

Một số nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ tích cực giữa việc bổ sung DHA và EPA trong thai kỳ và sự phát triển thần kinh ở trẻ sơ sinh.

  • Tự kỷ và ADHD: Nghiên cứu bổ sung được công bố trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition vào năm 2019 cho thấy rằng mức DHA và EPA cao hơn khi mới sinh có liên quan đến sức khỏe phát triển thần kinh ở trẻ em tốt hơn, trong khi mức DHA và EPA thấp hơn có liên quan đến tỷ lệ rối loạn tăng động giảm chú ý và tự kỷ cao hơn.
  • Phát triển trí não: Theo một nghiên cứu năm 2014 được công bố trên tạp chí Nutrients – Hoa Kỳ, hàm lượng DHA thấp trong thời thơ ấu có liên quan đến khả năng đọc viết thấp hơn, trong khi hàm lượng cao hơn có liên quan đến việc tăng cường phát triển nhận thức và hiệu suất, trí nhớ và tốc độ thực hiện các nhiệm vụ trí óc.
  • Sức khỏe mắt: DHA có vai trò quan trọng để duy trì thị lực tốt cho trẻ. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy trẻ sơ sinh của những bà mẹ bổ sung DHA có thị lực sớm tốt hơn những trẻ có mẹ không bổ sung.
  • Sinh đủ tháng: Bổ sung DHA trong những tuần cuối của thai kỳ cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non sớm. Ngoài ra, tỷ lệ trẻ sơ sinh ra dưới 34 tuần ở các bà mẹ bổ sung đầy đủ DHA thấp hơn (cùng với đó là thời gian lưu viện ngắn hơn) so với những trẻ sơ sinh khác có mẹ không bổ sung đầy đủ vi chất này.
  • Củng cố hệ miễn dịch: DHA và EPA giúp củng cố hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tật, khiến trẻ ăn ngon, ngủ tốt, thể chất phát triển toàn diện.

ALA

Axit alpha-linolenic (ALA) cũng là một loại axit béo Omega-3 phổ biến trong khẩu phần ăn uống hàng ngày. ALA được tìm thấy nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật như hạt lanh, dầu hạt lanh, dầu hạt cải, hạt chia, quả óc chó, hạt cây gai dầu và đậu nành. Axit alpha-linolenic có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh về tim và mạch máu .

Một phần nhỏ ALA có thể được chuyển đổi thành công sang các dạng hoạt động sinh học của omega-3 là EPA và DHA.

Mặc dù chất béo ALA từ thực vật cũng là một axit béo thiết yếu nhưng DHA và EPA có nguồn gốc từ động vật lại mang lại lợi ích lớn hơn nhiều cho sức khỏe.

ALA là một chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại thiệt hại cho các tế bào của cơ thể.

Một số nghiên cứu đã gợi ý rằng chất bổ sung axit alpha-lipoic có thể tăng cường khả năng cơ thể sử dụng insulin của chính nó để giảm lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2. ALA có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh thần kinh ngoại biên – tổn thương thần kinh có thể do bệnh tiểu đường gây ra .

Bạn có biết, tỷ lệ DHA và EPA khác nhau sẽ mang lại tác dụng khác nhau

Người ta thường biết rằng hai axit béo chính EPA và DHA có trong dầu cá, EPA chủ yếu bảo vệ hệ tim mạch và ngăn ngừa huyết khối; trong khi DHA liên quan đến dinh dưỡng của não và sức khỏe của mắt. Nhưng điều mà ít người biết là tỷ lệ DHA: EPA khác nhau có tác dụng khác nhau. Các vấn đề sức khỏe khác nhau cần được bổ sung bằng DHA: EPA có tỷ lệ khác nhau.

1. Bảo vệ tim mạch

Nhồi máu cơ tim và tỷ lệ đột tử

Trong một báo cáo hồi cứu được tổng hợp bởi 11 tạp chí (2 tạp chí sử dụng chế độ ăn bổ sung cá biển sâu và 9 tạp chí khác sử dụng bổ sung dầu cá), liều DHA:EPA dao động từ 2:3 đến 2:1 được chứng minh là có hiệu quả giảm 30% xác suất nhồi máu cơ tim, giảm 30% xác suất đột tử và giảm 20% tỷ lệ tử vong chung.

Chất béo trung tính

Một trong những tác dụng được biết đến rộng rãi nhất của các axit béo Omega-3 như DHA và EPA là làm giảm chất béo trung tính lúc đói và sau bữa ăn. Cho dù đó là DHA, EPA hay kết hợp cả hai, nó có thể làm giảm chất béo trung tính lúc đói 14-35%. Một số thí nghiệm cho rằng tác dụng của DHA lớn hơn EPA, nhưng sự khác biệt không quá rõ ràng.

Cải thiện huyết áp

Axit béo Omega-3 có tác dụng cải thiện nội mô mạch máu giúp cải thiện huyết áp. Dưới các chế độ thực nghiệm khác nhau (động vật hoặc người), DHA có tác dụng làm giảm huyết áp tâm trương và tâm thu mạnh hơn đáng kể so với EPA. Ngoài ra, nó còn cải thiện nội mô mạch máu. Ở trên cũng là DHA có phản ứng tốt hơn, nhưng dù là EPA hay DHA đều có tác dụng chống xơ cứng động mạch .

Điều hòa nhịp tim

Nhịp tim tăng là một yếu tố nguy cơ quan trọng gây tử vong do bệnh tim mạch. Một nghiên cứu năm 2005 cho hơn 1.600 người lớn khỏe mạnh bổ sung 3,5 gam Omega-3 (chứa cả EPA và DHA) trong hơn 2 tuần, có tác dụng làm giảm nhịp tim . Một nghiên cứu khác chỉ quan sát tác dụng giảm nhịp tim của những người đàn ông thừa cân và tăng lipid máu trong nhóm DHA (nguồn).

Nhìn chung, nếu là để bảo vệ tim mạch, DHA:EPA có thể chọn 2:3 – 1:2. Ngoài ra, để cải thiện huyết áp một cách đơn giản, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng DHA tương đối cao.

2. Chống viêm

Lượng axit béo tương đối cao, có tác dụng chống viêm. Theo các kết quả hiện có, không có sự khác biệt đáng kể giữa EPA và DHA về tác dụng chống viêm, và các thí nghiệm nghiên cứu hầu hết sử dụng tỷ lệ mỡ cá tiêu chuẩn DHA: EPA= 2:3 cho các thí nghiệm (nguồn) .

Để đạt được hiệu quả chống viêm thông qua việc bổ sung dầu cá, nên dùng theo tỷ lệ EPA:DHA = 3:2

3. Chống trầm cảm

Hiện tại, hầu hết các nghiên cứu về khả năng chống trầm cảm của EPA và DHA đều dựa trên kết quả dịch tễ học. Hầu hết các suy luận đều cho rằng EPA có khả năng điều chỉnh tác dụng chống trầm cảm hơn DHA. Theo các bằng chứng hiện có, 2 gam EPA mỗi ngày hiệu quả hơn DHA. Tình trạng trầm cảm nặng ở người trưởng thành có thể cải thiện .

Đối với bệnh trầm cảm và chăm sóc sức khỏe, bạn có thể chọn các sản phẩm có hàm lượng EPA cao.

4. Chăm sóc thị lực

Axit béo Omega-3, đặc biệt là DHA , có nồng độ đặc biệt cao trong võng mạc của mắt, do đó, nhiều nghiên cứu đã tiến hành các thí nghiệm dịch tễ học hoặc can thiệp vào axit béo và các bệnh liên quan đến mắt. Theo kết quả điều tra dịch tễ học, tăng cường ăn cá và các loại hạt có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Thoái hóa điểm vàng có thể được chia thành thoái hóa điểm vàng khô (90%) và ướt tùy theo sự hiện diện hoặc không có tân mạch màng đệm. Thoái hóa điểm vàng khô liên quan đến quá ít DHA; trong khi thoái hóa điểm vàng ướt cũng liên quan đến EPA và DHA . Mặt khác, đối với một số bệnh như đục thủy tinh thể, không có đủ bằng chứng để hỗ trợ tác dụng cải thiện lượng EPA và DHA.

Để chăm sóc thị lực, bạn có thể chọn các sản phẩm có hàm lượng DHA cao.

5. Suy giảm nhận thức / sa sút trí tuệ

Các cuộc điều tra dịch tễ học đã phát hiện ra rằng việc tăng cường bổ sung Omega-3 có thể làm cho đầu óc nhanh nhạy và giảm nguy cơ mất trí nhớ. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng khẳng định rằng nồng độ DHA trong não của người bệnh Alzheimer sẽ giảm xuống. Hàm lượng DHA trong huyết thanh cũng có thể được sử dụng như một yếu tố độc lập để dự đoán chứng sa sút trí tuệ.

Vào năm 2012, một nghiên cứu khảo sát những người cao tuổi bị suy giảm nhận thức mức độ trung bình đã chia thành ba nhóm: nhóm giàu EPA; nhóm giàu DHA; và nhóm giàu axit béo Omega-6 (axit linoleic). Nó cũng phân tích sự cải thiện của các triệu chứng trầm cảm, chất lượng cuộc sống và chức năng nhận thức, và phát hiện ra rằng kết quả thang đo trầm cảm ở nhóm EPA hoặc DHA tốt hơn so với kết quả trong nhóm axit béo Omega-6, đặc biệt kết quả của nhóm sử dụng DHA là tốt hơn đáng kể.

Để phòng ngừa hoặc giảm thiểu suy giảm nhận thức, có thể lựa chọn các sản phẩm có hàm lượng DHA cao.

6. Phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh

Tre coi xuong nen su dung TPBVSK

Nếu phụ nữ mang thai bổ sung nhiều Omega-6 thì nguy cơ sinh non và tiền sản giật sẽ tăng lên. Ngược lại, càng ăn nhiều Omega-3 càng tốt.

Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nhu cầu DHA của người mẹ sẽ tăng lên do thai nhi không thể tổng hợp đủ DHA. Nhiều nghiên cứu đã tập trung vào phụ nữ mang thai trong 3 tháng giữa hoặc trong thời kỳ cho con bú. Việc bổ sung DHA giúp phát triển kích thước não bộ của thai nhi. Ở giai đoạn sau, nhu cầu DHA của thai nhi tăng lên sẽ làm tiêu hao lượng DHA của bà bầu, khi lượng DHA ở bà bầu giảm xuống thì tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm sau sinh sẽ tăng lên.

Khi trẻ ra đời, nguồn DHA/EPA tốt nhất cho bé chính là từ sữa mẹ. DHA : EPA trong sữa mẹ đạt tỷ lệ vàng 4 : 1, đảm bảo cho bé hấp thu dinh dưỡng và phát triển tốt nhất. Nếu mẹ không đủ nguồn sữa thì cần bổ sung DHA, EPA cho trẻ bằng con đường khác.

Trước đây, nhiều người có quan niệm rằng, ăn nhiều cá biển thì con sẽ thông minh hơn, phát triển về nhận thức. Song, các chuyên gia y tế khuyên rằng, nếu thiếu hụt DHA, bà bầu nên bổ sung từ dầu cá, vì nguồn gốc tự nhiên và các tạp chất đã được loại bỏ. Lượng DHA trong các loại cá biển không ổn định, một số loại cá có thể chứa kim loại nặng và các chất độc hại khác nếu đánh bắt ở vùng biển không sạch, không an toàn.

Hiện nay, có nhiều loại dầu cá khác nhau, nhưng mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm bổ sung có tỷ lệ DHA:EPA = 4:1, tương đương với tỷ lệ DHA:EPA có trong sữa mẹ giúp bé hấp thu tốt, tăng cường hệ miễn dịch.

Tham khảo thêm: 5 loại DHA Drops tốt nhất cho trẻ sơ sinh

Với việc tham khảo những thông tin trên, Blackwell.vn tin rằng bạn có thể lựa chọn chính xác hơn sản phẩm dầu cá phù hợp với em bé và các thành viên khác trong gia đình bạn.

]]>
https://blackwell.vn/ty-le-vang-dha-epa-798/feed/ 0
DHA là gì? Tìm hiểu vai trò của DHA với cơ thể https://blackwell.vn/dha-la-gi-765/ https://blackwell.vn/dha-la-gi-765/#respond Mon, 24 May 2021 14:46:00 +0000 https://blackwell.vn/?p=765

Từ lâu, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới đã nghiên cứu và chỉ ra sự liên quan mật thiết giữa việc cơ thể được cung cấp đầy đủ DHA và sự phát triển trí não cũng như các chức năng hoạt động thị giác và khả năng miễn dịch. Bài viết hôm nay, Blackwell.vn sẽ giúp bạn có được cái nhìn chi tiết hơn về vai trò của DHA đối với cơ thể. Sự thiếu hụt DHA có thể dẫn đến những nguy cơ nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi nhé!

DHA là gì?

DHA (Axit docosahexaenoic) là một loại axit béo omega-3 không bão hòa đa (PUFA) được tìm thấy chủ yếu trong não và võng mạc mắt. Nhiều nghiên cứu xác nhận rằng tất cả mọi người, từ trẻ sơ sinh đến người trưởng thành và người già, đều có thể hưởng lợi từ việc bổ sung DHA trong chế độ ăn uống thường xuyên và các loại thực phẩm chức năng.

DHA tồn tại trong những thực phẩm nào là chủ yếu?

Theo các nghiên cứu, không có quá nhiều nguồn cung cấp DHA trong tự nhiên. Thông thường, bạn có thể hấp thu DHA khi tiêu thụ các thực phẩm sau:

  • Sữa mẹ: là nguồn cung cấp DHA tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Các loại cá béo: cá cơm, cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ và cá bơn, cá tuyết…
  • Động vật nhuyễn thể: hàu, trai, mực, cua, tôm biển…
  • Trứng: chứa một lượng nhỏ DHA, nhưng những quả trứng được làm giàu DHA mới có thể chứa tới 57mg DHA/quả.
  • Tảo: Một số loại tảo, rong biển là nguồn cung cấp DHA tự nhiên. Trong khi hầu hết mọi người tin rằng cá tự sản xuất ra các axit omega-3, trên thực tế, chính tảo trong chuỗi thức ăn của chúng đã khiến chúng trở thành nguồn cung cấp dồi dào các omega-3 này.
  • Ngũ cốc: Hạt óc chó, hạnh nhân, lạc, hạt điều…
  • Các chất bổ sung: như dầu cá và thực phẩm chức năng chứa DHA.

Lợi ích sức khỏe tuyệt vời của DHA không phải ai cũng biết

DHA có mặt và đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các thời điểm của cuộc đời mỗi người. Hãy cùng Blackwell.vn khám phá lợi ích mà DHA mang lại cho cơ thể qua từng giai đoạn nhé.

Với phụ nữ mang thai

Trong thời kỳ mang thai, phụ nữ được khuyên nên bổ sung 200mg – 300mg DHA mỗi ngày do những lợi ích của nó đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh ở trẻ sơ sinh. Đặc biệt là thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ, não bộ của trẻ hoàn thiện và phát triển đạt 25% trọng lượng não người lớn, vì vậy mẹ bầu nên chú ý bổ sung đủ DHA vào thời điểm này.

Ngoài ra, DHA không chỉ đóng vai trò quan trọng với sự phát triển của thai nhi mà ngay bản thân mẹ bầu cũng được hưởng lợi ích từ việc bổ sung đầy đủ dưỡng chất này. Các nghiên cứu tại Mỹ chỉ ra rằng, DHA có khả năng cải thiện tâm trạng của người mẹ trong thai kỳ. Ngày nay, tình trạng mẹ bầu bị trầm cảm trong quá trình mang thai và sau sinh rất phổ biến, DHA giúp ngăn ngừa nguy cơ hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh trầm cảm ở người mẹ trong suốt và sau thời gian thai kỳ.

Mối liên hệ tích cực giữa việc bổ sung DHA trong thai kỳ và sức khỏe của trẻ nhỏ trong giai đoạn đầu đời được thể hiện qua các khía cạnh sau:

Sinh đủ tháng: Bổ sung DHA trong những suốt thai kỳ cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh non sớm. Các cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng, các trường hợp mang thai mà mẹ bầu được cung cấp đủ DHA thì tỷ lệ trẻ sinh ra ở tuần thứ 34 trở lên thấp hơn và nếu có trường hợp trẻ bị sinh non thì thời gian nằm viện ngắn hơn các trường hợp còn lại.

Phát triển trí não: Thời kỳ thai nhi, các tế bào não của trẻ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ với trung bình khoảng 250.000 tế bào thần kinh được hình thành trong mỗi phút. DHA tại thời điểm này có tác dụng cung cấp độ lỏng cho màng tế bào, tăng khả năng vận chuyển thông tin giữa các tế bào thần kinh.

Sức khỏe của mắt: Cùng với vai trò thúc đẩy sự phát triển và độ nhạy của hệ thần kinh, trẻ nhỏ được bổ sung đầy đủ hàm lượng DHA từ khi còn trong bụng mẹ sẽ có thị giác tốt hơn những trường hợp thiếu hụt DHA.

Giảm tỷ lệ mắc bệnh tự kỷ và rối loạn tăng động, giảm chú ý (viết tắt là ADHD): Nghiên cứu bổ sung được công bố trên tạp chí Critical Reviews in Food Science and Nutrition vào năm 2019 cho thấy rằng mức DHA cao hơn khi mới sinh có liên quan đến sức khỏe phát triển thần kinh ở trẻ em tốt hơn, trong khi mức DHA thấp hơn có liên quan đến tỷ lệ rối loạn phổ tự kỷ và khả năng bị ADHD.

Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu phụ nữ mang thai được cung cấp đủ DHA trong thời gian thai kỳ thì bé sinh ra sẽ đạt được trọng lượng tiêu chuẩn và có hệ miễn dịch tốt, ít mắc các bệnh viêm nhiễm như bệnh hô hấp và đường ruột.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Trong 6 tháng đầu đời, DHA đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và hệ thần kinh. Não bé phát triển đạt 50% trọng lượng não người lớn. Vì thế, các bà mẹ đang cho con bú được khuyến khích bổ sung 200mg đến 300mg DHA mỗi ngày, và nếu trẻ cần dùng thêm sữa ngoài, hãy chọn các loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh chứa DHA.

Thời gian trẻ từ 1-5 tuổi bộ não của trẻ phát triển mạnh song hành với với các hoạt động học tập, quan sát, ghi nhớ, tiếp thu, phân tích mọi thứ mới mẻ từ cuộc sống. Lúc này, trọng lượng não bộ đạt tới 85% não người lớn. Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, đây cũng là thời điểm vàng để cung cấp DHA giúp trẻ thông minh, nhanh nhạy hơn.

Mức DHA thấp trong thời thơ ấu có liên quan đến các vấn đề của trẻ như:

  • Khả năng nhận thức, phân tích, ghi nhớ kém liên quan đến hiệu suất hoạt động của trí não.
  • Bé có thể kém tập trung, trở ngại trong quá trình học tập, tiếp thu kiến thức ở lớp và làm bài tập ở nhà.
  • Khả năng ngôn ngữ, diễn đạt của bé có thể kém hơn các bạn cùng trang lứa.
  • DHA thấp liên quan đến các rối loạn hành vi ở trẻ như tăng động giảm chú ý, trầm cảm…
  • Thị lực của trẻ nhỏ có thể kém hoặc dễ bị suy giảm.

Qua đây, các bạn có thể thấy tầm quan trọng của DHA với trí tuệ và sự phát triển của trẻ em rất rõ ràng. Hãy đồng hành cùng bé yêu trong những năm tháng đầu đời bằng việc tiếp thêm sức mạnh cho sự phát triển vượt bậc của não bộ. Việc này được thực hiện bằng cách tìm hiểu và bổ sung DHA cho trẻ thông qua các nguồn cung cấp DHA từ thực phẩm cho trẻ ăn uống hằng ngày, hoặc có thể tham khảo chuyên gia dinh dưỡng để bổ sung DHA cho bé bằng các chế phẩm tổng hợp hiệu quả.

Không phải chỉ trẻ em là đối tượng duy nhất cần bổ sung DHA. Ngay cả khi chúng ta đã trưởng thành hoặc đang già đi, DHA vẫn giữ vai trò quan trọng để duy trì hoạt động bình thường của não bộ và giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hại.

Với người trưởng thành và người già

Sức khỏe não bộ: DHA có thể giúp bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức liên quan đến tuổi tác. Các thử nghiệm lâm sàng được công bố trước đây phát hiện ra rằng việc bổ sung 900mg chứa cả DHA và EPA có thể giúp điều trị chứng suy giảm nhận thức nhẹ, nhưng lưu ý rằng nó không giúp điều trị bệnh Alzheimer.

Trầm cảm: DHA giúp chữa lành những tổn thương của tế bào thần kinh, DHA và EPA hỗ trợ serotonin, một chất dẫn truyền xung thần kinh giúp cải thiện tâm trạng, giảm nhẹ triệu chứng trầm cảm ở người trưởng thành.

Bệnh tim: DHA có vai trò là thành phần cấu trúc nên mô tim và hỗ trợ lưu thông máu tốt hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Tăng cường thị lực: Các sản phẩm chứa DHA như dầu cá có thể giúp mắt sáng hơn, giảm khô mắt và các vấn đề liên quan đến võng mạc.

Các bệnh khác: Dù cần thêm nhiều bằng chứng để chứng minh hàm lượng DHA đạt tiêu chuẩn có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh lý hiểm nghèo như ung thư đại tràng, trực tràng, tuyến tụy, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt…nhưng thông qua khả năng chống viêm của DHA cũng phần nào giảm thiểu khả năng mắc các chứng bệnh này.

Đọc thêm: Dr.Blackwell DHA drops là gì?

Liều lượng DHA phù hợp với từng đối tượng

DHA rất cần thiết và cần được bổ sung trong hầu hết các giai đoạn của cuộc đời. Vậy liều lượng của loại axit omega-3 này bao nhiêu là đủ? Bạn nên tiêu thụ bao nhiêu mg DHA?

Các liều sau đây đã được nghiên cứu trong nghiên cứu khoa học theo từng nhóm đối tượng:

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

200mg DHA / ngày cho phụ nữ mang thai và cho con bú là khuyến nghị của hội thảo do Viện Y tế Quốc gia và Hiệp hội Quốc tế về Nghiên cứu Axit béo và Lipid (NIH / ISSFAL) tài trợ.

  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi bú sữa mẹ: Không cần bổ sung trực tiếp nếu mẹ có hàm lượng phù hợp
  • Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không được bú sữa mẹ:

0 tháng-1 tuổi (0-15 lbs): 500 mg EPA + DHA mỗi ngày
1-3 tuổi (~ 15-40 lbs): 800 mg EPA + DHA mỗi ngày

Trẻ em và Người lớn

500mg DHA và EPA / ngày cho người trưởng thành khỏe mạnh là lượng khuyến nghị do Hiệp hội Nghiên cứu Axit béo và Lipid Quốc tế (ISSFAL) đề xuất cho sức khỏe tim mạch.

Khuyến cáo với đối tượng sử dụng

  • Mang thai và cho con bú: DHA  an toàn tuyệt đối khi được dùng bằng đường uống với lượng thích hợp trong thời kỳ mang thai và cho con bú. DHA được sử dụng phổ biến trong thời kỳ mang thai và là một thành phần trong một số vitamin trước khi sinh.
  • Trẻ sơ sinh và trẻ em: DHA an toàn tuyệt đối khi sử dụng hợp lý. DHA là một thành phần của một số loại sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, đối với trường hợp trẻ sinh non dưới 39 tuần tuổi, cần thận trọng trước khi quyết định bổ sung DHA cho trẻ, bởi nó có thể không an toàn và nguy cơ làm trầm trọng thêm tình trạng thở ở trẻ sinh non vốn đã khó thở.
  • Bệnh tiểu đường: DHA có thể làm tăng lượng đường trong máu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, chúng tôi khuyến cáo đối tượng này nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có nhu cầu cần bổ sung DHA.

Tương tác của DHA

Hãy thận trọng với sự kết hợp của DHA với các loại thuốc sau đây để tránh xảy ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe:

  • Thuốc làm chậm đông máu (Thuốc chống đông máu / Thuốc chống kết tập tiểu cầu) tương tác với DHA
    DHA (axit docosahexaenoic) thường được kết hợp với EPA (axit eicosapentaenoic). EPA có thể làm chậm quá trình đông máu. Dùng DHA (axit docosahexaenoic) cùng với các loại thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bầm tím và chảy máu.
    Một số loại thuốc làm chậm đông máu bao gồm aspirin, clopidogrel (Plavix), diclofenac (Voltaren, Cataflam, những loại khác), ibuprofen (Advil, Motrin, những loại khác), naproxen (Anaprox, Naprosyn, những loại khác), dalteparin (Fragmin), enoxaparin (Lovenox) , heparin, warfarin (Coumadin), và những loại khác.
  • Thuốc điều trị huyết áp cao (Thuốc hạ huyết áp) tương tác với DHA
    DHA có thể làm giảm huyết áp. Dùng DHA cùng với thuốc điều trị huyết áp cao có thể khiến huyết áp của bạn xuống quá thấp.
    Một số thuốc điều trị huyết áp cao bao gồm captopril (Capoten), enalapril (Vasotec), losartan (Cozaar), valsartan (Diovan), diltiazem (Cardizem), Amlodipine (Norvasc), hydrochlorothiazide (HydroDiuril), furosemide (Lasix), và nhiều loại khác.

Thông qua bài viết trên đây, hy vọng bạn đọc đã ý thức được tầm quan trọng của DHA với sức khỏe của mỗi người và lợi ích của việc cung cấp đủ lượng DHA cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, trước khi quyết định bổ sung DHA, hãy tìm đến các bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được hướng dẫn bổ sung đúng cách bạn nhé.

]]>
https://blackwell.vn/dha-la-gi-765/feed/ 0