Tăng động giảm chú ý là một chứng rối loạn hành vi ở trẻ nhỏ. Bố mẹ cần phát hiện và điều trị bệnh sớm để tránh ảnh hưởng sức khỏe và tâm thần của trẻ.
Mục lục
Tăng động giảm chú ý là gì?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn hành vi ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có các dấu hiệu mất tập trung, thường xuyên phấn khích, kích động, hành động thái quá… Các rối loạn này ảnh hưởng nặng nề đến học tập, cảm xúc, phát triển tâm sinh lý và giao tiếp xã hội của trẻ.
Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh tăng động giảm chú ý, bố mẹ cần quan tâm nhiều hơn đến trẻ. Việc nhận biết và điều trị bệnh sớm giúp bé nhanh khỏi bệnh, sớm làm chủ bản thân và nâng cao kết quả học tập.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý
Bố mẹ có thể nhận biết trẻ bị tăng động giảm chú ý qua các biểu hiện sau:
Giảm chú ý: Trẻ bị giảm chú ý thường có nhiều hơn 6 biểu hiện trong số các biểu hiện sau của giảm chú ý. Các triệu chứng này thường kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần.
- Trẻ thường không tập trung chú ý vào các chi tiết, phạm những lỗi cẩu thả trong học tập hay trong các hoạt động khác.
- Trẻ khó duy trì sự tập trung vào bài học hoặc các nhiệm vụ được bố mẹ, thầy cô giao cho.
- Trẻ có biểu hiện không chú ý lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với trẻ.
- Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn của bố mẹ và thầy cô.
- Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải duy trì các nỗ lực tinh thần.
- Thường đánh mất các dụng cụ cần thiết như vở bài tập ở trường, bút chì, sách, đồ chơi vfa dụng cụ khác.
- Thường dễ sao nhãng bởi kích thích bên ngoài.
- Thường quên các hoạt động hàng ngày.
Biểu hiện nghịch ngợm, hiếu động thái quá:
- Khó ngồi yên một chỗ trong thời gian dài, nghịch ngợm các bạn trong lớp, ngọ nguậy liên tục, leo trèo khắp nơi.
- Tự ý đi lại tự do trong các trường hợp cần trẻ ngồi im một chỗ như đang trong giờ ăn, ngồi học trên lớp.
- Khó có thể chơi các trò chơi yêu cầu sự kiên trì, nhẫn nại
- Biểu hiện bốc đồng trong hành vi, suy nghĩ:
- Nói nhiều, hay ngắt lời người khác, xen ngang vào các câu chuyện của người khác, thường buột miệng trả lời trước khi nghe hết câu hỏi.
- Khó chịu, bực tức khi phải chờ đợi tới lượt trong lúc chơi cùng bạn bè.
- Tính nóng nảy, dễ cáu giận vô cớ, thậm chí có các hành vi quá khích như la hé, đánh bạn hoặc tự làm đau chính mình.
- Ngoài ra, trẻ tăng động giảm chú ý còn có một số biểu hiện khác như:
- Rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng, khả năng diễn đạt kém.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, tiếng động.
- Dễ bị rối loạn giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ trằn trọc, tỉnh giấc giữa đêm.
Trẻ bị tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không?
Mặc dù bệnh tăng động giảm chú ý không quá nguy hiểm nhưng nếu để bệnh kéo dài, bệnh có thể ảnh hưởng đến tâm lý, hành vi, nhận thức và sự phát triển của trẻ. Trẻ có thể gặp phải một số vấn đề sau:
- Trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp và ứng xử với mọi người, khó có thể kết bạn và duy trì mối quan hệ với mọi người xung quanh.
- Kết quả học tập ngày càng sa sút, trẻ khó theo kịp chương trình học, từ đó có thể bị bạn bè xa lánh trêu chọc.
- Gặp các rối loạn tâm lý như lo âu, căng thẳng, dễ thất vọng, tự ti về bản thân, trẻ dần cô lập với xã hội và rơi vào trạng thái trầm cảm…
- Gặp các chấn thương quá mức và thường xuyên thực hiện các hành vi nguy hiểm không lường trước được.
Các phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ.
Hiện nay nhiều phương pháp điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ được áp dụng như: Giáo dục hành vi, liệu pháp tâm lý, điều trị bằng thuốc, kết hợp giáo dục và trị liệu tâm lý và điều trị bằng thuốc.
Liệu pháp tâm lý
Việc giáo dục hành vi và tâm lý cho trẻ có vai trò rất quan trọng và xuyên suốt quá trình điều trị của trẻ kể cả trong trường hợp trẻ bị nhẹ. Bố mẹ cần có sự quan tâm đúng mực với trẻ và tình trạng bệnh lý của trẻ để quá trình điều trị tâm lý đạt hiệu quả tốt nhất. Một số biện pháp bố mẹ có thể thực hiện với trẻ bị tăng động giảm chú ý:
- Luôn đưa ra những quy tắc cụ thể, rõ ràng, ngắn gọn, cho trẻ hiểu rõ, chính xác ba mẹ đang mong muốn điều gì ở mình.
- Tập cho trẻ có thói quen làm việc theo kế hoạch. Bố mẹ có thể cùng trẻ lập kế hoạch, theo dõi và giúp đỡ trẻ hoàn thành công việc.
- Tập cho trẻ sự tập trung, chú ý nghe nhìn khi người khác nói.
- Tạo sự quan tâm đúng mực tới trẻ, bố mẹ tìm ra điểm mạnh để khích lệ, động viên con và giúp đỡ con những điểm yếu.
- Rèn cho trẻ chơi các trò chơi tĩnh, đòi hỏi sự tư duy, tránh chơi các trò chơi điện tử mang tính bạo lực.
- Giao việc đi kèm phần thưởng cho trẻ khi trẻ làm đúng và hoàn thành tốt công việc.
- Thường xuyên khích lệ trẻ, tránh việc thường xuyên đánh mắng, nặng lời với trẻ.
Bổ sung DHA hỗ trợ trí thông minh, tăng sự chú ý và hành vi của trẻ
Chất béo chiếm 60% bộ não và các dây thần kinh trong cơ thể. DHA là thành phần cấu trúc chính của mô não và màng tế bào thần kinh. Nó có tác động rất lớn đến bộ não đang phát triển, thậm chí có thể ảnh hưởng đến việc hình thành các hoạt động và thần kinh của trẻ.
Vì vậy, để trí não và hệ thần kinh của trẻ hoạt động bình thường, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ DHA cho bé. Mẹ có thể bổ sung DHA cho bé qua các nguồn sau:
- Cá: Cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, cá nhám… là các loại cá có chứa hàm lượng lớn DHA rất tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.
- Tôm, cua, mực: Đây là các loại hải sản dồi dào chất béo DHA và canxi. Mẹ có thể chế biến trong các bữa ăn hàng ngày cho bé bằng cách hấp, luộc, nấu canh, rang, kho…
- Lòng đỏ trứng gà: Đây là thực phẩm giàu DHA và choline rất tốt trong việc hỗ trợ trí thông minh cho bé. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên cho bé ăn trứng khi đã chín hoàn toàn, không nên ăn trứng lòng đào, trứng đánh bông.
- Các loại hạt: Hạnh nhân, óc chó, hạt điều, đậu phộng… rất giàu DHA tốt cho trí não và thị giác của trẻ nhỏ. Mẹ có thể chế biến thành sữa hạt cho bé uống.
- Rau xanh: Súp lơ, bí ngô, bắp cải, cải xoăn, cải xoong là những thực phẩm giàu DHA và chất xơ rất tốt cho bé.
- Bổ sung DHA cho bé qua DHA dạng nhỏ giọt Dr. Blackwell DHA Drops: Sử dụng DHA trong điều trị tăng động giảm chú ý là hướng đi mới được đánh giá cao vì mang lại nhiều hiệu quả tích cực và an toàn với trẻ. Dr.Blackwell DHA Drops với nguồn nguyên liệu sạch chất lượng hàng đầu thế giới là dòng sản phẩm bổ sung DHA – EPA cao cấp theo tiêu chuẩn châu Âu và được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương khuyên dùng. DHA Drops xây dựng công thức tối ưu hấp thu theo khuyến nghị của các chuyên gia y tế, dành cho trẻ đang trong độ tuổi phát triển trí não, trẻ kém tập trung, thị lực kém cần tăng bổ sung dưỡng chất cho não.
Xem thêm: 5 lý do mẹ nên cho trẻ dùng Dr. Blackwell DHA Drops
Để điều trị tăng động giảm chú ý cho trẻ, quan trọng nhất là sự quyết tâm và kiên trì lâu dài của bố mẹ. Hy vọng bài viết trên giúp các bậc phụ huynh hiểu rõ hơn về bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ, từ đó có những biện pháp thích hợp để điều trị bệnh tăng động giảm chú ý cho trẻ.