Còi xương không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của trẻ mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vì vậy, trong bài viết này, Dr. Blackwell sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu những nguyên nhân gây ra bệnh còi xương để giúp ba mẹ có cái nhìn rõ hơn và những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe của con trẻ.
Bệnh còi xương là gì?
Bệnh còi xương là một bệnh lý thường xuất hiện ở trẻ em, thường biểu hiện bằng tình trạng loạn dưỡng xương. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do sự thiếu hụt vitamin D hoặc các rối loạn trong quá trình hấp thụ và chuyển hóa canxi và phospho.
Bệnh còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ. Một số biến chứng thường gặp bao gồm: chậm phát triển về chiều cao (lùn, thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa), xương yếu, dễ té ngã, gãy xương, biến dạng xương, mất xương, thiếu máu, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (thường xảy ra ở bé gái),…
Bệnh còi xương ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.
Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh còi xương
Những đối tượng trẻ em ở vùng thiếu ánh nắng mặt trời hoặc những trẻ em được bao bọc quá mức, không được tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời, đều có nguy cơ bị thiếu vitamin D do sự giảm tổng hợp vitamin D trong da, và điều này dẫn đến tình trạng còi xương. Bên cạnh đó, trẻ sinh non hoặc là sinh đôi, sinh ba cũng có nguy cơ cao mắc còi xương do không nhận đủ dưỡng chất khi còn trong bụng mẹ.
Nguyên nhân của bệnh còi xương
Thiếu Vitamin D
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D thường biểu hiện từ ba tháng đến ba tuổi, khi tốc độ tăng trưởng và nhu cầu canxi cao cộng với việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể bị hạn chế. Các yếu tố nguy cơ dẫn tới còi xương thiếu vitamin D là:
- Người mẹ thiếu Vitamin D khi mang thai: Khi người mẹ thiếu Vitamin D khi mang thai, em bé sẽ có thể có dấu hiệu còi xương sau khi sinh hoặc trong ba tháng đầu đời
- Do con không được ăn và tiếp xúc với Vitamin D: Ở trẻ sơ sinh, lý do chính của việc cung cấp không đủ vitamin D là do bú sữa mẹ kéo dài mà không được bổ sung vitamin D. Ngoài ra, một lý do nữa là bố mẹ cho con tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Nguyên nhân chủ yếu của bệnh còi xương là do thiếu Vitamin D.
Thiếu Canxi
Còi xương cũng có thể xảy ra ở trẻ thiếu canxi. Mặc dù trẻ được cung cấp đầy đủ lượng vitamin D, nhưng lượng canxi ăn vào lại rất thấp thì trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh còi xương. Bệnh còi xương do thiếu canxi đã được ghi nhận rõ ràng trong một thử nghiệm ngẫu nhiên. Ở Nigeria có 123 trẻ em bị còi xương. Theo như nghiên cứu cho thấy, lượng canxi cơ bản hấp thụ của 123 đứa trẻ này rất thấp, chỉ khoảng 200 mg mỗi ngày.
Một nguyên nhân khác hiếm gặp hơn là thiếu Vitamin K2.
Vitamin K2 giúp cơ thể hấp thụ và sử dụng canxi một cách hiệu quả để hỗ trợ cho sự phát triển và bảo vệ xương và răng ở trẻ em. Cụ thể, trong quá trình hình thành xương, cơ thể sẽ sản sinh ra một loại hormone osteocalcin giúp xương chắc khỏe hơn nhưng loại hormone này chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể có đủ vitamin K2. Vì vậy, khi thiếu vitamin K2, trẻ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh về xương khớp như còi xương, chậm lớn, còi cọc…
Ngoài ra thiếu một số khoáng chất canxi, photpho, kẽm, magie là những thành phần của xương cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương ở trẻ.
Dr. BlackWell D3 K2MK7 – Giảm nguy cơ còi xương ở trẻ
Dr. Blackwell D3 K2MK7 sử dụng 100% nguyên liệu nhập khẩu từ Châu Âu, bổ sung Vitamin D3, Vitamin K2 cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường hấp thu Canxi, giúp xương, răng chắc khỏe, giảm nguy cơ còi xương ở trẻ.
Đối tượng sử dụng
- Trẻ em và người lớn thiếu vitamin D3, vitamin K2
- Trẻ em còi xương do kém hấp thu canxi
- Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển cần bổ sung vitamin D3, vitamin K2
Còi xương ở trẻ em là một bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện và sức khỏe của trẻ. Vì vậy, ba mẹ cần chú trọng trang bị đầy đủ các kiến thức về bệnh còi xương, từ đó, cung cấp đủ dưỡng chất và phòng ngừa căn bệnh còi xương.
Ba mẹ có thể tìm hiểu thêm tại: https://youtu.be/rTa1YKif-nI