Nhiều người biết đến vitamin K và chức năng của nó trong quá trình đông máu. Thế nhưng, không nhiều người biết vai trò của nó còn vượt xa hơn thế. Vitamin K tự nhiên được chia thành 2 loại nhỏ, vitamin K1 và vitamin K2. Vậy loại nào quan trọng hơn với sức khỏe? Sự khác biệt giữa chúng là gì? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Vitamin K là gì?
Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, kỵ nước và được hấp thụ bởi ruột thông qua các chylomicron. Mức độ vitamin K được duy trì trong cơ thể thông qua chu trình vitamin K. Vitamin K tái tạo vitamin và các vitamin vi lượng sẵn có. Chu trình epoxit vitamin K oxy hóa vitamin K và thúc đẩy quá trình cacboxyl hóa dư lượng glutamat trong các protein phụ thuộc vitamin K. Các protein phụ thuộc vitamin K là các yếu tố đông máu. Vì vậy, chức năng chính của vitamin K là giúp đông máu. Có hai dạng vitamin K chính, đó là vitamin K / vitamin K1 và vitamin K2.
Tác dụng của vitamin K
Tham gia vào quá trình đông máu
Một quá trình đặc biệt quan trọng với cơ thể là đông máu, nếu quá trình này dừng lại, bạn có thể tử vong chỉ vì một vết thương rất nhỏ do máu không cầm lại được, máu chảy không ngừng nghỉ.
Người mắc rối loạn đông máu và đang sử dụng thuốc chống đông ngăn ngừa các cục máu đông hình thành nên uống thêm vitamin K để ngăn chặn chảy máu.
Hầu hết mọi người đều tìm kiếm và bổ sung nhiều loại thực phẩm giàu vitamin K1. Thế nhưng, vitamin K2 cũng cần thiết được bổ sung qua chế độ ăn. Theo một nghiên cứu, ăn Natto (món ăn được làm từ đậu nành lên men) trong vòng tối đa 4 ngày, có thể làm thay đổi số lượng cục máu đông. Tác dụng này không có được ở khẩu phần ăn giàu vitamin K1. Do đó, ở những người đang sử dụng thuốc chống đông phụ thuộc vitamin K, việc kiểm soát lượng vitamin K1, K2 là vô cùng quan trọng, đảm bảo quá trình điều trị được an toàn.
Hỗ trợ sự phát triển của xương
Vitamin K là một trong những yếu tố hoạt hóa protein tham gia vào quá trình tăng trưởng và phát triển của xương. Một trong những nguyên nhân dẫn đến gãy và loãng xương là sự thiếu hụt vitamin K.
Các nghiên cứu cho thấy rằng giữa vitamin K1, K2 và nguy cơ cao của tình trạng gãy xương có liên quan với nhau. Khác với nghiên cứu đối chứng, các nghiên cứu này không chứng minh được mối quan hệ nhân quả. Việc kiểm tra hiệu quả của vitamin K1 lên quá trình mất xương thường không rõ ràng. Thế nhưng, khi nghiên cứu bệnh chứng hiệu quả của vitamin K2, người ta thấy rằng vitamin này có thể hạn chế nguy cơ gãy xương.
Phòng ngừa các bệnh về tim mạch
Ngoài 2 tác dụng trên, vitamin K còn có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bệnh tim mạch. Tại thành của động mạch, vitamin K ngăn chặn sự lắng đọng canxi nhờ khả năng hoạt hóa một loại protein khác.
Nhờ có vitamin K, các “mảng bám” trên thành mạch không được hình thành, giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và một số những bệnh lý khác có liên quan đến tim mạch hiệu quả.
Khi quan sát tác dụng của vitamin K1 và K2 đối với hệ tim mạch, người ta thấy rằng khi có mặt của K2, sự xuất hiện của các mảng vôi hóa cũng giảm đáng kể so với K1. Nhờ vậy các bệnh lý tim mạch cũng dễ bị đẩy lùi. Thế nhưng, khi nghiên cứu bệnh chứng với mức độ cao hơn thì cho thấy cả vitamin K1, K2 (quan trọng hơn là MK7) đều hỗ trợ, cải thiện sức khỏe tim mạch.
Mặc dù vậy, những nghiên cứu về tác dụng của vitamin K1, K2 và chức năng của vitamin K2 có quan trọng hơn K1 đối với hệ tim mạch vẫn chưa rõ ràng, cần nhiều cuộc nghiên cứu hơn nữa.
Vitamin K1 là gì?
Vitamin K1 hoặc phylloquinone, là dạng chính của vitamin K và có mặt tự nhiên. Cấu trúc của vitamin K1 bao gồm một vòng 2-metyl-1,4-naphthoquinone và một chuỗi bên isoprenoid. Nó là một chất lỏng hoặc chất rắn nhớt màu vàng nhạt. Nó ổn định trong không khí và độ ẩm, nhưng mất ổn định dưới ánh sáng mặt trời.
Vitamin K1, có nguồn gốc từ thực vật, đặc biệt là có trong nhiều loại rau xanh. Hàm lượng vitamin K1 chiếm 75 – 90% tổng lượng vitamin K tiêu thụ trong một ngày. Mỗi chén rau được chế biến chứa hàm lượng vitamin K1 khác nhau:
- 218 mcg trong cải Brussels
- 220 mcg trong bông cải xanh
- 529 mcg trong lá củ cải
- 889 mcg trong rau bina
- 1059 mcg trong cải búp
- 1062 mcg trong cải xoăn
Vitamin K2 là gì?
Vitamin K2, còn được gọi là methoquinone, tham gia vào quá trình carboxyl hóa glutamate, tương tự như vitamin K1. Tuy nhiên, vitamin K2 chủ yếu được tổng hợp bởi hệ vi khuẩn đường ruột. Hệ vi sinh vật đường ruột đề cập đến các vi sinh vật sống trong ruột. Vì vậy, vitamin K2 có trong thực phẩm lên men và các sản phẩm động vật, điều này khiến khả năng hấp thu của vitamin K2 tốt hơn so với K1.Tên hóa học của nó là 2-metyl-3-all-trans-polyaryl-1,4-naphthoquinone, ổn định hơn vitamin K1. Vitamin K2 chủ yếu tham gia vào việc duy trì cân bằng nội môi canxi và ngăn ngừa sự lắng đọng canxi trong động mạch và xương.
Trong mỗi 100g thực phẩm, hàm lượng vitamin K2 là:
- 32 mcg trong lòng đỏ trứng
- 57 mcg trong phô mai mềm
- 60 mcg trong chân và đùi gà
- 76 mcg trong phô mai cứng
Trong quá trình chế biến và bảo quản, vitamin K2 dễ bị hao hụt và không còn giữ được hàm lượng như ban đầu. Vậy nên theo các chuyên gia khuyến cáo cần bổ sung ngay lượng vitamin K2 thông qua chế độ ăn hàng ngày, thay đổi và điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp. Đồng thời tăng cường các hoạt động thể thao phù hợp với sở thích và độ tuổi.
Phân biệt vitamin K2MK4 và vitamin K2MK7
Khi tìm hiểu về vitamin K2 thì chắc mọi người đều biết rằng vitamin K2 gồm nhiều phân nhóm nhỏ khác nhau, từ MK4 đến MK13 do có cấu trúc hóa học khác nhau. Thế nhưng, MK4 và MK7 là 2 dạng vitamin K2 phổ biến và được nhắc đến nhiều nhất.
Vitamin K2MK4 có nguồn gốc từ động vật, là một vitamin hòa tan trong chất béo, trong một số thực phẩm như thịt bò, gan ngỗng, lòng đỏ trứng,…Nhưng vitamin K2MK7 lại được sản xuất nhờ một số chủng vi khuẩn đặc biệt và sự lên men của vi khuẩn có trong đậu nành. Vì thế mà trong Nato ̣(đậu nành lên men), sữa chua hay các loại phô mai,…rất giàu vitamin K2MK7.
Không những khác nhau về nguồn gốc, vitamin K2MK4 có mặt trong não còn K2MK7 hầu như không. MK4 giúp hoạt hóa một số loại protein giúp màng tế bào não được duy trì ổn định về cấu trúc. Bên cạnh đó, nó còn giúp kiểm soát sự oxy hóa stress trong não và tình trạng viêm.
MK7 không có khả năng đi qua bánh rau thai, còn MK4 thì có thể. Đây là lý do giải thích tại sao trong máu cuống rốn của mẹ và cơ thể thai nhi gần như không có MK7. Sữa mẹ cũng không có MK7 mà chỉ chứa MK4.
Nhờ các loại lipoprotein khác nhau, MK4 và MK7 được vận chuyển trong cơ thể. MK7 được vận chuyển nhờ lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL). Thế nhưng, MK4 lại được vận chuyển nhờ cả hai loại lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL) và cao (HDL).
Chức năng của 2 loại vitamin này hoàn toàn khác nhau, có một số tế bào nhờ MK4 mới thực hiện được đúng chức năng của nó. Nhưng một số chức năng mà MK4 không thực hiện được thì MK7 lại có thể thực hiện.
Thời gian bán hủy trong huyết thanh của MK4 ngắn hơn MK7 do MK4 là vitamin có khả năng hòa tan trong chất béo, mô và cơ quan khác vì vậy mà MK4 sẽ bị loại bỏ nhanh khỏi dòng máu. MK4 mỗi ngày phải dùng nhiều lần, tác dụng không được duy trì lâu dài nên ít sử dụng hơn MK7.
Chu kỳ bán thải của MK7 kéo dài trong cơ thể, sau khi uống có thể ở lại cơ thể tới 72h. MK7 được bổ sung qua chế độ ăn uống có khả năng làm giảm nguy cơ loãng xương do tuổi và mãn kinh, giảm vôi hóa động mạch.
Thông qua những bằng chứng đã đưa ra, tác dụng của MK7 dường như ưu việt hơn một chút, nhất là trong quá trình phát triển xương và chiều cao. Để giúp xương chắc khỏe, giảm thiểu nguy cơ loãng xương, MK7 đã hoạt hóa Osteocalcin không hoạt động sang hoạt động, canxi gắn vào xương đồng thời lượng Collagen trong xương tăng lên.
Để bảo vệ xương chắc khỏe, giảm nguy cơ tim mạch nên từ năm 1995 đến nay, Bộ Y tế Nhật Bản đã đưa ra quyết định khuyên người dân dùng MK7. Chế độ dinh dưỡng Natto giúp người dân Nhật Bản giảm tỷ lệ gãy xương và bệnh tim mạch. Thế nhưng, Natto chứa MK7 có mùi vị khó chịu, tanh nồng nên không được nhiều người ưa chuộng. Do đó mà viên uống bổ sung MK7 là biện pháp tối ưu hơn thay cho việc phải sử dụng Natto mùi tanh nồng của Nhật Bản.
Điểm chung của vitamin K1 và K2
- Vitamin K1 và vitamin K2 là các dạng vitamin K tự nhiên.
- Cả hai loại vitamin đều chứa một chuỗi hydrocacbon và một vòng isoprenoid
- Cả hai đều kỵ nước.
- Cả hai đều tan trong chất béo.
- Màu sắc của hai loại vitamin này từ vàng đến cam.
- Chúng tham gia vào việc kích hoạt các yếu tố đông máu và duy trì cân bằng nội môi canxi.
Điểm khác biệt giữa vitamin K1 và vitamin K2
Xét về nguồn cung cấp
Vitamin K1 (phylloquinone) là dạng vitamin K tự nhiên được tổng hợp bởi thực vật. Vitamin K2 (menaquinone) là một dạng vitamin K tự nhiên được tổng hợp bởi vi khuẩn đường ruột.
Các nguồn vitamin K1 trong chế độ ăn uống là bông cải xanh, rau bina, rau diếp và các loại thực vật khác. Các nguồn cung cấp vitamin K2 trong chế độ ăn uống là thực phẩm lên men và các sản phẩm động vật.
Xét về sự ổn định
Vitamin K1 không bền trong không khí, độ ẩm và ánh sáng mặt trời.
Vitamin K2 ổn định hơn trong không khí, độ ẩm và ánh sáng mặt trời.
Xét về chức năng chính
Chức năng chính của vitamin K1 là cacboxylat hóa dư lượng glutamat của yếu tố đông tụ (protein) để thúc đẩy quá trình đông tụ.
Chức năng chính của vitamin K2 là duy trì cân bằng nội môi của canxi và ngăn canxi lắng đọng trong động mạch và xương.
Xét về khả năng hấp thu
Như đã trình bày ở trên, vitamin K có 3 chức năng chính. Tuy nhiên, do sự khác nhau trong quá trình hấp thu và vận chuyển tới các mô trong cơ thể, vitamin K1, K2 khi ở trong cơ thể có những tác động khác nhau lên sức khỏe của con người.
Thực tế, cơ thể con người khó hấp thụ vitamin K1 có nguồn gốc từ thực vật. Theo một nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng vitamin K1 có trong rau xanh chỉ được hấp thu dưới 10%, còn sự hấp thu K2 lại chưa rõ ràng. Nhưng có một số ý kiến cho rằng, do K2 có trong một số thức ăn chứa mỡ nên khả năng hấp thu tốt hơn vitamin K1. Nguyên nhân là do vitamin K2 là nhóm chất tan trong dầu nên trong bữa ăn có chứa chất béo, vitamin K2 sẽ hấp thu tốt hơn.
Xét về thời gian bán thải
Thời gian bán thải của vitamin K2 dài hơn K1 nên được sử dụng và chuyển hóa tốt hơn trong các mô khác nhau của cơ thể. Mô gan là cơ quan vận chuyển và sử dụng vitamin K1.
Sự khác biệt của K1 và K2 này đã quyết định vai trò của nó trong cơ thể là khác nhau.
Việc bổ sung vitamin K2 là vô cùng quan trọng, dù đó là MK4 hay MK7
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cả 2 dạng vitamin K2 (MK4 hay MK7) đều rất an toàn đối với sức khỏe, ngay cả khi sử dụng nó với liều cao. Không có một giới hạn nào cho việc tiêu thụ vitamin K là nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Y học Hoa Kỳ. Nghiên cứu này có thể giải thích rằng dù lượng vitamin K2 bạn tiêu thụ ở bất kỳ dạng nào, với liều cao bao nhiêu thì cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, các chuyên gia cũng cho rằng, chỉ nên bổ sung vitamin K2 trong mức liều khuyến cáo. Ở trẻ em nhất là trong “giai đoạn vàng” phát triển chiều cao thì bộ ba mà mẹ nên bổ sung là canxi + vitamin D3 + vitamin K2 tăng khả năng hấp thu canxi, giúp canxi gắn vào xương, hình thành bộ khung, giúp xương chắc khỏe hơn.
Hàm lượng vitamin K1 và K2 mà chúng ta cần là bao nhiêu?
Hàng ngày, lượng vitamin K1 cần cho cơ thể nữ giới là 55mcg và nam giới là 65mcg. Đó là liều lượng khuyến cáo theo tỷ lệ Dinh dưỡng đầy đủ (RDA) của Bộ Y tế Cộng hòa Indonesia.
Nhu cầu này có thể được đáp ứng bằng cách ăn một quả trứng tráng hay một nửa bông cải xanh cho bữa tối. Trong trường hợp bạn ăn kiêng, nên sử dụng lòng đỏ trứng kết hợp cùng dầu oliu do chúng giúp tăng khả năng tốc độ hấp thu vitamin K.
Hàm lượng vitamin K2 cần thiết trong cơ thể là điều mà các nhà khoa khoa học đang nghiên cứu. Thế nhưng, bạn cần cân bằng nguồn thực phẩm cung cấp vitamin K1 và vitamin K2 trong khẩu phần ăn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến sự khác nhau giữa vitamin K1 và K2 đồng thời vitamin K2MK4 và K2MK7. Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và hợp lý, bổ sung nhiều nhóm vi chất cần thiết đặc biệt có các nhóm của vitamin K sẽ giúp bạn khỏe mạnh.